Hướng dẫn thông báo lưu trú trên ứng dụng VNeID chi tiết nhất cho người lao động?

Hiện nay làm thế nào thông báo lưu trú trên ứng dụng VNeID? Người lao động có quyền từ chối đi công tác khi được công ty phân công không?

Hướng dẫn thông báo lưu trú trên ứng dụng VNeID chi tiết nhất cho người lao động?

Trường hợp cần phải thông báo lưu trú như sau:

- Theo khoản 6 Điều 2 Luật Cư trú 2020 quy định: Lưu trú là việc công dân ở lại một địa điểm không phải nơi thường trú hoặc nơi tạm trú trong thời gian ít hơn 30 ngày.

- Theo khoản 1 Điều 30 Luật Cư trú 2020 quy định: Khi có người đến lưu trú, thành viên hộ gia đình, người đại diện cơ sở chữa bệnh, cơ sở lưu trú du lịch và các cơ sở khác có chức năng lưu trú có trách nhiệm thông báo việc lưu trú với cơ quan đăng ký cư trú; trường hợp người đến lưu trú tại chỗ ở của cá nhân, hộ gia đình mà cá nhân, thành viên hộ gia đình không có mặt tại chỗ ở đó thì người đến lưu trú có trách nhiệm thông báo việc, lưu trú với cơ quan đăng ký cư trú.

- Căn cứ các quy định nêu trên, khi công dân đến cư trú tại một địa điểm khác nơi thường trú hoặc tạm trú của mình như đến ở chơi nhà người thân, bạn bè… trong thời gian dưới 30 ngày thì phải thực hiện thông báo lưu trú theo quy định.

Để thông báo lưu trú trên ứng dụng VNeID người dân thực hiện các bước sau:

Bước 1: Vào ứng dụng VNeID sau đó chọn thủ tục hành chính.

1

Bước 2: Chọn “Thông báo lưu trú”

2

Bước 3: Chọn “Tạo mới yêu cầu”

3

Bước 4: Chọn “Cơ quan Công an thực hiện”.

Lưu ý: phải chọn cả cấp tỉnh, huyện, xã.

4

Bước 5: Chọn loại hình cơ sở cư trú, bao gồm:

- Cơ sở lưu trú du lịch.

- Ký túc xá sinh viên.

- Cơ sở khám chữa bệnh.

- Hộ gia đình.

- Nhà ngăn phòng cho thuê.

- Cơ sở khác.

*Nếu là cơ sở lưu trú: chọn tên cơ sở lưu trú.

Sau khi nhập đầy đủ thông tin tại các bước trên, ứng dụng sẽ hiển thị tên danh sách các cơ sở lưu trú.

5

Bước 6: Chọn tiếp tục. Sau đó chọn xác nhận.

Bước 7: Chọn “Thêm người lưu trú”.

7

Bước 8: Điền thông tin của người lưu trú.

- Nếu người thông báo lưu trú đồng thời là người lưu trú thì người dân tích vào ô như trên hình, sau đó hệ thống sẽ tự điền thông tin.

- Nếu người thông báo lưu trú không phải là người lưu trú thì phải tự điền các thông tin như ứng dụng yêu cầu.

8

Bước 9: Điền thông tin lưu trú.

9

Bước 10: Bấm “Lưu”.

Bước 11: Bấm “Gửi yêu cầu”.

Màn hình sẽ hiển thị để xác nhận lại thông tin của người lưu trú để chúng ta rà soát lại các thông tin, sau khi hoàn tất thì chọn “Gửi yêu cầu”.

- Trường hợp ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con, cháu, anh, chị, em ruột đến lưu trú nhiều lần thì chỉ cần thông báo lưu trú một lần.

Hướng dẫn thông báo lưu trú trên ứng dụng VneID chi tiết nhất? Người lao động có quyền từ chối đi công tác khi được công ty phân công không?

Hướng dẫn thông báo lưu trú trên ứng dụng VNeID chi tiết nhất? Người lao động có quyền từ chối đi công tác khi được công ty phân công không?

Người lao động có quyền từ chối đi công tác khi được công ty phân công không?

Căn cứ theo điểm b khoản 2 Điều 5 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:

Quyền và nghĩa vụ của người lao động
...
2. Người lao động có các nghĩa vụ sau đây:
...
b) Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động; tuân theo sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động;
...

Theo đó, người lao động có nghĩa vụ tuân theo sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động. Trong khi đó, khi giao kết hợp đồng lao động, các bên cũng đã phải thỏa thuận rõ ràng về công việc và địa điểm làm việc.

Đồng thời, tại khoản 3 Điều 3 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH cũng có hướng dẫn về nội dung này như sau:

Nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động
...
3. Công việc và địa điểm làm việc được quy định như sau:
a) Công việc: những công việc mà người lao động phải thực hiện;
b) Địa điểm làm việc của người lao động: địa điểm, phạm vi người lao động làm công việc theo thỏa thuận; trường hợp người lao động làm việc có tính chất thường xuyên ở nhiều địa điểm khác nhau thì ghi đầy đủ các địa điểm đó.

Theo đó, nếu các bên đã có thỏa thuận trước về việc công việc phải đi công tác xa trong hợp đồng lao động thì người lao động có trách nhiệm phải thực hiện theo đúng thỏa thuận đó.

Tuy nhiên để bảo vệ lao động nữ trong thời gian thực hiện thiên chức làm mẹ, tại khoản 1 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019 đã quy định:

Bảo vệ thai sản
1. Người sử dụng lao động không được sử dụng người lao động làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong trường hợp sau đây:
a) Mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo;
b) Đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp được người lao động đồng ý.
...

Như vậy, có hai trường hợp người lao động được quyền từ chối đi công tác xa bao gồm:

- Lao động nữ mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.

- Người lao động đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Người sử dụng lao động có được sa thải người lao động vì từ chối đi công tác xa?

Nếu công việc mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng có tính chất linh hoạt, cần thay đổi nhiều địa điểm khác nhau thì khi công việc yêu cầu, người lao động sẽ phải thực hiện nhiệm vụ mà công ty giao cho.

Nếu từ chối đi công tác, người lao động có thể bị xem xét là vi phạm nội quy lao động của công ty. Căn cứ mức độ vi phạm và quy định về xử lý kỷ luật lao động tại nội quy của công ty mà người lao động có thể bị xử lý kỷ luật theo các hình thức quy định tại Điều 124 Bộ luật Lao động 2019 như:

- Khiển trách.

- Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng.

- Cách chức.

- Sa thải.

Bên cạnh đó, biện pháp sa thải chỉ áp dụng với những người lao động có hành vi vi phạm tại Điều 125 Bộ luật Lao động 2019.

Như vậy, có thể thấy, hành vi từ chối đi công tác xa không thuộc các nhóm hành vi bị xử lý kỷ luật sa thải theo quy định. Do đó, người sử dụng lao động không được lấy lý do là người lao động từ chối đi công tác xa để ra quyết định sa thải đối với người lao động đó.

Ứng dụng VNeID
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
VNeID giúp ích gì cho người lao động? Dùng VNeID thay cho bằng lái xe tại Bình Dương được không?
Lao động tiền lương
Hướng dẫn thông báo lưu trú trên ứng dụng VNeID chi tiết nhất cho người lao động?
Lao động tiền lương
VNeID là gì? Ứng dụng VNeID mang lại tiện ích gì cho người lao động?
Đi đến trang Tìm kiếm - Ứng dụng VNeID
277 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Ứng dụng VNeID

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Ứng dụng VNeID

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Click vào đây để bỏ túi 15 văn bản hướng dẫn bảo hiểm thất nghiệp Toàn bộ quy định về Mức lương tối thiểu vùng mới nhất Tổng hợp 8 văn bản về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi mới nhất Trọn bộ 9 văn bản về Hợp đồng lao động mới nhất Tổng hợp văn bản hướng dẫn xử lý kỷ luật người lao động, cán bộ, công chức, viên chức mới nhất Toàn bộ văn bản về tính lương làm thêm giờ năm 2024
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào