Hướng dẫn người lao động làm đơn đề nghị xem xét bản án tranh chấp lao động theo thủ tục giám đốc thẩm như thế nào?
- Người lao động gửi đơn đề nghị giám đốc thẩm bản án tranh chấp lao động cho cơ quan nào?
- Hướng dẫn người lao động làm đơn đề nghị xem xét bản án tranh chấp lao động theo thủ tục giám đốc thẩm như thế nào?
- Mẫu Đơn đề nghị xem xét bản án tranh chấp lao động theo thủ tục giám đốc thẩm mới nhất hiện nay?
Người lao động gửi đơn đề nghị giám đốc thẩm bản án tranh chấp lao động cho cơ quan nào?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 328 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 như sau:
Đơn đề nghị xem xét bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm
...
3. Đơn đề nghị và tài liệu, chứng cứ được gửi cho người có thẩm quyền kháng nghị quy định tại Điều 331 của Bộ luật này.
Dẫn chiếu đến Điều 331 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 như sau:
Người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm
1. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp cao; bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án khác khi xét thấy cần thiết, trừ quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
2. Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.
Theo đó, người lao động đề nghị xem xét lại bản án tranh chấp lao động theo thủ tục giám đốc thẩm thì gửi đơn cho:
- Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao khi:
+ Bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp cao;
+ Bản án bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án khác nếu thấy cần thiết;
- Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao khi:
+ Bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.
+ Bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.
Hướng dẫn người lao động làm đơn đề nghị xem xét bản án tranh chấp lao động theo thủ tục giám đốc thẩm như thế nào? (Hình từ Internet)
Hướng dẫn người lao động làm đơn đề nghị xem xét bản án tranh chấp lao động theo thủ tục giám đốc thẩm như thế nào?
Theo quy định tại Điều 328 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 như sau:
Đơn đề nghị xem xét bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm
1. Đơn đề nghị xem xét bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm phải có các nội dung chính sau đây:
a) Ngày, tháng, năm làm đơn đề nghị;
b) Tên, địa chỉ của người đề nghị;
c) Tên bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật được đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm;
d) Lý do đề nghị, yêu cầu của người đề nghị;
đ) Người đề nghị là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ; người đề nghị là cơ quan, tổ chức thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu vào phần cuối đơn; trường hợp tổ chức đề nghị là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu được thực hiện theo quy định của Luật doanh nghiệp.
2. Kèm theo đơn đề nghị, người đề nghị phải gửi bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tài liệu, chứng cứ (nếu có) để chứng minh cho những yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.
3. Đơn đề nghị và tài liệu, chứng cứ được gửi cho người có thẩm quyền kháng nghị quy định tại Điều 331 của Bộ luật này.
Theo đó, người lao động đề nghị xem xét lại bản án tranh chấp lao động theo thủ tục giám đốc thẩm thì phải làm đơn đề nghị gửi cho cơ quan có thẩm quyền.
Nội dung đơn đề nghị bao gồm:
- Ngày, tháng, năm làm đơn đề nghị;
- Tên, địa chỉ của người đề nghị;
- Tên bản án tranh chấp lao động của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật được đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm;
- Lý do đề nghị, yêu cầu của người đề nghị;
- Người lao động phải ký tên hoặc điểm chỉ.
Bên cạnh đó, kèm theo đơn đề nghị thì người lao động phải gửi kèm bản án tranh chấp lao động đã có hiệu lực pháp luật và tài liệu, chứng cứ (nếu có) để chứng minh cho những yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.
Mẫu Đơn đề nghị xem xét bản án tranh chấp lao động theo thủ tục giám đốc thẩm mới nhất hiện nay?
Mẫu Đơn đề nghị xem xét bản án tranh chấp lao động theo thủ tục giám đốc thẩm là Mẫu số 82-DS ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP.
Dưới đây là hình ảnh Mẫu Đơn đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm mới nhất hiện nay.
Tải Mẫu Đơn đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm mới nhất hiện nay. Tải về
Hướng dẫn viết Mẫu Đơn đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm:
(1), (6) Nếu là bản án sơ thẩm thì ghi “sơ thẩm”, nếu là bản án phúc thẩm thì ghi “phúc thẩm”.
(2) Ghi người có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm quy định tại Điều 331 Bộ luật tố tụng dân sự (ví dụ: Kính gửi: Chánh án Tòa án nhân dân tối cao).
(3) Nếu người làm đơn là cá nhân thì ghi họ tên của cá nhân đó; nếu người làm đơn là cơ quan, tổ chức thì ghi tên của cơ quan, tổ chức và ghi họ tên, chức vụ của người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đó (ví dụ: Công ty X do ông Nguyễn Văn A - Tổng giám đốc làm đại diện).
(4) Nếu người làm đơn là cá nhân thì ghi đầy đủ địa chỉ nơi cư trú; nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức đó.
(5) Ghi tư cách tham gia tố tụng của người làm đơn (ví dụ: là nguyên đơn).
(7) Ghi lý do cụ thể của việc đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm.
(8) Ghi yêu cầu của người đề nghị (ví dụ: Đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, huỷ Bản án dân sự phúc thẩm số 10/2017/DSPT ngày 10-02-2017 của Tòa án nhân dân tỉnh A để xét xử phúc thẩm lại theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự).
(9) Ghi tên tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn (ví dụ: 1. Bản sao Bản án số...; 2. Bản sao Chứng minh nhân dân....3. Quyết định số.../QĐ-UBND ngày........).
(10) Người đề nghị là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ trực tiếp vào đơn; người đề nghị là cơ quan, tổ chức thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên trực tiếp và đóng dấu trực tiếp vào đơn.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Gửi Bộ Nội vụ kế hoạch biên chế công chức hằng năm chậm nhất ngày 15/6 đúng không?
- Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi thành lập cho đến nay đã đổi tên mấy lần? Những điều CBCCVC là đảng viên không được làm là gì?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?