Hợp đồng thực hiện công việc hỗ trợ, phục vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập áp dụng đối với cá nhân hay tổ chức?
- Hợp đồng thực hiện công việc hỗ trợ, phục vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập áp dụng đối với cá nhân hay tổ chức?
- Ai có thẩm quyền ký kết hợp đồng thực hiện công việc hỗ trợ, phục vụ trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập?
- Người lao động hết đảm nhiệm thực hiện công việc hỗ trợ, phục vụ tại cơ quan trọng yếu có được tiếp tục áp dụng chế độ, chính sách như công chức không?
Hợp đồng thực hiện công việc hỗ trợ, phục vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập áp dụng đối với cá nhân hay tổ chức?
Căn cứ theo Điều 6 Nghị định 111/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Hợp đồng thực hiện công việc hỗ trợ, phục vụ
1. Cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập ký kết hợp đồng dịch vụ để thực hiện công việc hỗ trợ, phục vụ trong cơ quan, tổ chức, đơn vị mình; trường hợp không có đơn vị cung cấp dịch vụ đáp ứng yêu cầu thì ký kết hợp đồng lao động với cá nhân để thực hiện công việc nêu trên.
2. Nguyên tắc, điều kiện giao kết hợp đồng; nội dung, quyền, trách nhiệm và các quy định khác thực hiện theo quy định của pháp luật lao động, pháp luật dân sự và quy định của pháp luật khác có liên quan.
Như vậy, hợp đồng thực hiện công việc hỗ trợ, phục vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập áp dụng đối với cả cá nhân và tổ chức. Trong trường hợp không có đơn vị nào đáp ứng được yêu cầu thì sẽ ký hợp đồng lao đồng với cá nhân.
Hợp đồng thực hiện công việc hỗ trợ, phục vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập áp dụng đối với cá nhân hay tổ chức? (Hình từ Internet)
Ai có thẩm quyền ký kết hợp đồng thực hiện công việc hỗ trợ, phục vụ trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập?
Theo Điều 7 Nghị định 111/2022/NĐ-CP quy định về thẩm quyền ký kết hợp đồng thực hiện công việc hỗ trợ, phục vụ như sau:
- Đối với cơ quan hành chính: Người đứng đầu cơ quan hành chính mà cơ quan hành chính này được xác định là đầu mối được giao biên chế và kinh phí quản lý hành chính từ ngân sách nhà nước là người có thẩm quyền ký hợp đồng và quyết định số lượng hợp đồng hoặc có thể phân cấp, ủy quyền bằng văn bản cho người đứng đầu cơ quan, đơn vị thuộc hoặc trực thuộc thực hiện.
- Đối với đơn vị sự nghiệp công lập: Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập là người có thẩm quyền ký hợp đồng. Trường hợp không trực tiếp ký hợp đồng thì có thể ủy quyền cho người đứng đầu đơn vị thuộc hoặc trực thuộc thực hiện. Việc ủy quyền phải được thực hiện bằng văn bản.
Người lao động hết đảm nhiệm thực hiện công việc hỗ trợ, phục vụ tại cơ quan trọng yếu có được tiếp tục áp dụng chế độ, chính sách như công chức không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 8 Nghị định 111/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Tiêu chuẩn, điều kiện, quyền, nghĩa vụ của các bên ký kết hợp đồng thực hiện công việc hỗ trợ, phục vụ
...
2. Quyền lợi của người lao động
a) Người lao động làm công việc hỗ trợ, phục vụ quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định này được hưởng tiền lương và các chế độ khác theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động. Tiền lương trong hợp đồng lao động áp dụng một trong hai hình thức: Áp dụng mức tiền lương theo thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật lao động hoặc áp dụng tiền lương theo bảng lương của công chức, viên chức phù hợp với khả năng ngân sách của cơ quan, tổ chức, đơn vị. Trường hợp thỏa thuận áp dụng tiền lương theo bảng lương của công chức, viên chức thì các loại phụ cấp được hưởng (nếu có) được tính vào tiền lương; chế độ nâng bậc lương và các chế độ, chính sách khác có liên quan đến tiền lương thực hiện như công chức, viên chức;
b) Người lao động quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định này không được tính trong biên chế được cấp có thẩm quyền giao, được áp dụng chế độ, chính sách theo quy định tại Mục II Chương II Luật Cán bộ, công chức năm 2008 và các quy định khác của pháp luật về chế độ, chính sách đối với công chức; khi thôi đảm nhiệm các công việc quy định tại khoản 2 Điều 4 thì không tiếp tục được hưởng chế độ, chính sách quy định tại điểm này và chuyển sang thực hiện ký hợp đồng lao động để làm công việc hỗ trợ, phục vụ theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định này nếu người lao động có nhu cầu. Việc tuyển dụng, đánh giá, quy hoạch, bổ nhiệm và các nội dung khác liên quan đến công tác cán bộ thực hiện theo quy định của người đứng đầu cơ quan quản lý;
c) Người lao động làm các công việc quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 4 Nghị định này được hưởng các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật lao động, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
...
Và căn cứ theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 111/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Các công việc thực hiện hợp đồng
...
2. Các công việc hỗ trợ, phục vụ trong cơ quan hành chính thực hiện quản lý và áp dụng chế độ, chính sách như công chức, gồm:
a) Bảo vệ ở các cơ quan, đơn vị: Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ; Kho tiền hoặc Kho hồ sơ ấn chỉ có giá trị như tiền của Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước, Kho ấn chỉ thuế, Kho ấn chỉ hải quan;
b) Lái xe phục vụ Bộ trưởng hoặc chức vụ, chức danh tương đương Bộ trưởng trở lên; lái xe chuyên dùng chuyên chở tiền của Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước;
c) Người làm công việc hỗ trợ, phục vụ khác tại cơ quan trọng yếu, cơ mật ở Trung ương theo quyết định của người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý.
Như vậy, người lao động hết đảm nhiệm thực hiện công việc hỗ trợ, phục vụ tại cơ quan trọng yếu không được tiếp tục áp dụng chế độ, chính sách như công chức.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Gửi Bộ Nội vụ kế hoạch biên chế công chức hằng năm chậm nhất ngày 15/6 đúng không?
- Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi thành lập cho đến nay đã đổi tên mấy lần? Những điều CBCCVC là đảng viên không được làm là gì?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?