Hợp đồng lao động không quy định rõ địa điểm làm việc của người lao động thì có vi phạm pháp luật hay không?
- Hợp đồng lao động quy định doanh nghiệp được thay đổi địa điểm làm việc theo nhu cầu sản xuất kinh doanh tại từng thời kỳ nhưng không nói rõ địa điểm làm việc được không?
- Chế tài khi doanh nghiệp giao kết hợp đồng lao động mà không quy định rõ địa điểm làm việc của người lao động là gì?
- Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động được quy định ra sao?
Hợp đồng lao động quy định doanh nghiệp được thay đổi địa điểm làm việc theo nhu cầu sản xuất kinh doanh tại từng thời kỳ nhưng không nói rõ địa điểm làm việc được không?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 3 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH quy định về nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động như sau:
Nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động
Nội dung chủ yếu phải có của hợp đồng lao động theo khoản 1 Điều 21 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:
1. Thông tin về tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động được quy định như sau:
…
3. Công việc và địa điểm làm việc được quy định như sau:
a) Công việc: những công việc mà người lao động phải thực hiện;
b) Địa điểm làm việc của người lao động: địa điểm, phạm vi người lao động làm công việc theo thỏa thuận; trường hợp người lao động làm việc có tính chất thường xuyên ở nhiều địa điểm khác nhau thì ghi đầy đủ các địa điểm đó.
Đồng thời, theo quy định tại Điều 33 Bộ luật Lao động 2019 về việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động như sau:
Sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động
1. Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, nếu bên nào có yêu cầu sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì phải báo cho bên kia biết trước ít nhất 03 ngày làm việc về nội dung cần sửa đổi, bổ sung.
2. Trường hợp hai bên thỏa thuận được thì việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động được tiến hành bằng việc ký kết phụ lục hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới.
3. Trường hợp hai bên không thỏa thuận được việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết.
Vì vậy, từ những quy định trên có thể thấy rằng, địa điểm làm việc là các nội dung bắt buộc phải quy định cụ thể trong hợp đồng lao động.
Trong trường hợp doanh nghiệp muốn thay đổi địa điểm làm việc của người lao động thì phải thỏa thuận với người lao động và được người lao động đồng ý, việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động được tiến hành bằng việc ký kết phụ lục hợp đồng hoặc giao kết hợp đồng lao động mới.
Do đó, đối chiếu với nội dung của hợp đồng lao động quy định về việc doanh nghiệp được thay đổi địa điểm làm việc của người lao động theo nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tại từng thời kỳ nhưng không nói rõ địa điểm làm việc thì nội dung này đang vi phạm các quy định về giao kết hợp đồng lao động không đầy đủ các nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật.
Hợp đồng lao động không quy định rõ địa điểm làm việc của người lao động thì có vi phạm pháp luật hay không?
Chế tài khi doanh nghiệp giao kết hợp đồng lao động mà không quy định rõ địa điểm làm việc của người lao động là gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 9 Nghị định 12/2022/NĐ-CP về vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao động, cụ thể như sau:
Vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao động
1. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi: giao kết hợp đồng lao động không bằng văn bản với người lao động làm công việc có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên; giao kết hợp đồng lao động không bằng văn bản với người được ủy quyền giao kết hợp đồng cho nhóm người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên làm công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng quy định tại khoản 2 Điều 18 của Bộ luật Lao động; giao kết không đúng loại hợp đồng lao động với người lao động; giao kết hợp đồng lao động không đầy đủ các nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
Lưu ý: theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, mức phạt quy định trên đây là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, khi doanh nghiệp giao kết hợp đồng lao động không đầy đủ các nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật, cụ thể là quy định rõ địa điểm làm việc của người lao động thì sẽ bị xử phạt:
- Từ 4.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
- Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
- Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
- Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
- Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động được quy định ra sao?
Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động được quy định tại Điều 15 Bộ luật Lao động 2019, cụ thể như sau:
- Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực.
- Tự do giao kết hợp đồng lao động nhưng không được trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?