Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam, thuộc tỉnh thành nào? Mức lương tối thiểu của tỉnh thành đó là bao nhiêu?
Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam, thuộc tỉnh thành nào?
Quần đảo Hoàng sa và Trường Sa là phần máu thịt không thể tách rời của Việt Nam.
Quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam nằm trong khu vực Bắc Biển Đông, từ khoảng 15 độ 45 phút đến 17 độ 15 phút độ vĩ Bắc, 111 đến 113 độ kinh Đông, cách đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) khoảng 120 hải lý. Đây là một quần thể san hô, gồm 37 đảo, bãi cạn, bãi đá ngầm, cồn san hô, được chia thành hai nhóm đảo.
Nhóm đảo phía Đông (hay nhóm An Vĩnh) gồm 12 đảo, bãi cạn; trong đó có hai đảo lớn là Phú Lâm và Linh Côn, mỗi đảo rộng khoảng 1,5 km2.
Nhóm đảo phía Tây gồm nhiều đảo xếp thành hình vòng cung (còn gọi là nhóm Lưỡi Liềm); trong đó có các đảo Hoàng Sa (diện tích gần 1 km2), Quang Ảnh, Hữu Nhật, Quang Hòa, Duy Mộng, Chim Yến, Tri Tôn, v.v.
Căn cứ theo Điều 1 Nghị định 7/1997/NĐ-CP hiện nay, Quần đảo Hoàng Sa trực thuộc Thành phố Đà Nẵng.
Quần đảo Trường Sa của Việt Nam nằm về phía Nam Biển Đông, ở trong khoảng từ 6 độ 30 phút đến 12 độ vĩ Bắc, 111 đến 117 độ 20 phút độ kinh Đông, cách vịnh Cam Ranh (Khánh Hòa) khoảng 248 hải lý.
Đây là quần thể gồm hơn 100 đảo, bãi ngầm, bãi san hô, trải rộng trên vùng biển khoảng 180.000 km2 và án ngữ vùng biển rộng phía Đông Nam nước ta. Căn cứ vào vị trí và khoảng cách giữa các đảo, quần đảo Trường Sa được chia thành tám cụm: Song Tử, Thị Tứ, Loại Ta, Nam Yết, Sinh Tồn, Trường Sa, Thám Hiểm và Bình Nguyên.
Trong đó, đảo lớn nhất thuộc Quần đảo Trường Sa là đảo Ba Bình, rộng khoảng 0,6 km2.
Căn cứ theo Điều 1 Nghị định 65/2007/NĐ-CP hiện nay Quần đảo Trường Sa trực thuộc Tỉnh Khánh Hòa.
Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam, thuộc tỉnh thành nào? Mức lương tối thiểu của tỉnh thành đó là bao nhiêu?
Mức lương tối thiểu của tỉnh có quần đảo Hoàng sa và Trường Sa là bao nhiêu?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 74/2024/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ đối với người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo vùng như sau:
Vùng | Mức lương tối thiểu tháng (Đơn vị: đồng/tháng) | Mức lương tối thiểu giờ (Đơn vị: đồng/giờ) |
Vùng 1 | 4.960.000 | 23.800 |
Vùng 2 | 4.410.000 | 21.200 |
Vùng 3 | 3.860.000 | 18.600 |
Vùng 4 | 3.450.000 | 16.600 |
Theo Điều 2 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 74/2024/NĐ-CP quy định về Danh mục địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu từ ngày 01 tháng 7 năm 2024 như sau:
Mức lương tối thiểu của Đà Nẵng như sau: các quận, huyện thuộc thành phố Đà Nẵng thuộc Vùng 2
Hiện nay, Thành phố Đà Nẵng có 6 quận và 2 huyện bao gồm:
Quận: Liên Chiểu, Hải Châu, Ngũ Hành Sơn, Sơn Trà, Cẩm Lệ, Thanh Khê
Huyện: Hòa Vang và Hoàng Sa.
Như vậy, mức lương tối thiểu của Đà Nẵng là 4.410.000 đồng/tháng và 21.200 đồng/giờ
Mức lương tối thiểu của Khánh Hòa như sau:
Vùng 2: Lương tối thiểu theo tháng là 4.410.000 đồng, lương tối thiểu theo giờ là 21.200 đồng. Áp dụng đối với: Các thành phố Nha Trang, Cam Ranh và thị xã Ninh Hòa.
Vùng 3: Lương tối thiểu theo tháng là 3.860.000 đồng, lương tối thiểu theo giờ là 18.600 đồng. Áp dụng đối với: Các huyện Cam Lâm, Diên Khánh, Vạn Ninh.
Vùng 4: Lương tối thiểu theo tháng là 3.450.000 đồng, lương tối thiểu theo giờ là 16.600 đồng. Áp dụng đối với: Các huyện Khánh Vinh, Khánh Sơn, huyện đảo Trường Sa.
Công ty trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP như sau:
Vi phạm quy định về tiền lương
...
3. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có hành vi trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định theo các mức sau đây:
a) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người lao động trở lên.
4. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có hành vi không trả hoặc trả không đủ cùng lúc với kỳ trả lương một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức người sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 12.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này;
b) Buộc người sử dụng lao động trả đủ khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cộng với khoản tiền lãi của số tiền đó tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt cho người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.
Lưu ý: theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP thì mức phạt quy định trên đây là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, tùy vào số lượng người lao động bị trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng mà người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt hành chính từ 20 triệu đồng đến 75 triệu đồng đối với cá nhân vi phạm và từ 40 triệu đồng đến 150 triệu đồng đối với tổ chức vi phạm.
Ngoài việc bị phạt tiền, người sử dụng lao động còn buộc phải trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền trả thiếu cho người lao động. Mức lãi suất sẽ được tính theo mức lãi tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm doanh nghiệp bị xử phạt.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Quyết định mới của Thủ tướng Chính phủ về cải cách tiền lương toàn bộ cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang dự toán ngân sách như thế nào?
- Chính thức hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo cho cán bộ công chức viên chức và LLVT chuyển xếp lương ra sao?
- Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2025, lịch nghỉ tết Âm lịch 2025 chính thức của người lao động do Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể thế nào?
- Chính thức quyết định thưởng Tết 2025 cho người lao động của doanh nghiệp sẽ căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc đúng không?