Hòa giải viên có quyền tham khảo ý kiến của cơ quan chuyên môn khi hòa giải không?

Theo quy định hiện hành hòa giải viên có quyền tham khảo ý kiến của cơ quan chuyên môn khi hòa giải không?

Hòa giải viên có quyền tham khảo ý kiến của cơ quan chuyên môn khi hòa giải không?

Căn cứ khoản 1 Điều 14 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 quy định về quyền và nghĩa vụ của Hòa giải viên như sau:

Quyền, nghĩa vụ của Hòa giải viên
1. Hòa giải viên có các quyền sau đây:
a) Tiến hành hòa giải vụ việc dân sự, đối thoại khiếu kiện hành chính theo quy định của Luật này;
b) Yêu cầu các bên cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ liên quan đến nội dung tranh chấp, khiếu kiện; các thông tin, tài liệu liên quan khác càn thiết cho việc hòa giải, đối thoại;
c) Xem xét hiện trạng tài sản liên quan đến tranh chấp, khiếu kiện trước khi lập biên bản ghi nhận kết quả hòa giải, đối thoại theo yêu cầu của một trong các bên;
d) Mời người có uy tín tham gia hòa giải, đối thoại; tham khảo ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân có chuyên môn về lĩnh vực tranh chấp, khiếu kiện;
đ) Không phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của thông tin, tài liệu, chứng cứ do các bên cung cấp;
e) Từ chối cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ liên quan đến vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính, trừ trường hợp các bên đồng ý bằng văn bản hoặc theo quy định của pháp luật;
g) Từ chối việc lập biên bản ghi nhận kết quả hòa giải, đối thoại nếu có đủ căn cứ xác định thỏa thuận, thống nhất đó vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội, trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác;
h) Được bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng hòa giải, đối thoại;
i) Được cấp thẻ Hòa giải viên;
k) Được hưởng thù lao theo quy định của Chính phủ;
l) Được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
...

Theo đó, hòa giải viên tại Tòa án có các quyền tham khảo ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân có chuyên môn về lĩnh vực tranh chấp, khiếu kiện.

Hòa giải viên có quyền tham khảo ý kiến của cơ quan chuyên môn khi hòa giải không?

Hòa giải viên có quyền tham khảo ý kiến của cơ quan chuyên môn khi hòa giải không?

Hòa giải viên lao động sẽ do ai bổ nhiệm?

Căn cứ Điều 184 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Hòa giải viên lao động
1. Hòa giải viên lao động là người do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm để hòa giải tranh chấp lao động, tranh chấp về hợp đồng đào tạo nghề; hỗ trợ phát triển quan hệ lao động.
2. Chính phủ quy định tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục bổ nhiệm, chế độ, điều kiện hoạt động và việc quản lý hòa giải viên lao động; thẩm quyền, trình tự, thủ tục cử hòa giải viên lao động.

Theo đó, hòa giải viên lao động sẽ do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm để hòa giải tranh chấp lao động, tranh chấp về hợp đồng đào tạo nghề; hỗ trợ phát triển quan hệ lao động.

Trường hợp nào hòa giải viên lao động bị miễn nhiệm?

Căn cứ khoản 1 Điều 94 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định hòa giải viên lao động miễn nhiệm khi thuộc một trong các trường hợp sau:

- Có đơn xin thôi làm hòa giải viên lao động;

- Không đáp ứng đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 92 Nghị định 145/2020/NĐ-CP

- Có hành vi vi phạm pháp luật làm phương hại đến lợi ích các bên hoặc lợi ích của Nhà nước khi thực hiện nhiệm vụ của hòa giải viên lao động theo quy định của pháp luật;

- Có 02 năm bị đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ theo quy chế quản lý hòa giải viên lao động;

- Từ chối nhiệm vụ hòa giải từ 02 lần trở lên khi được cử tham gia giải quyết tranh chấp lao động hoặc tranh chấp về hợp đồng đào tạo nghề mà không có lý do chính đáng theo quy định tại quy chế quản lý hòa giải viên lao động.

Ai có thẩm quyền miễn nhiệm hòa giải viên lao động?

Căn cứ khoản 2 Điều 97 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Quản lý hòa giải viên lao động
...
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:

a) Bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm và quản lý hoạt động của hòa giải viên lao động trên địa bàn cấp tỉnh.
Đối với những tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có nhiều doanh nghiệp, lao động, phát sinh nhiều tranh chấp lao động có thể xem xét, bổ nhiệm một số hòa giải viên lao động chuyên trách thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. Hòa giải viên lao động chuyên trách có nhiệm vụ tham gia giải quyết tranh chấp lao động, tranh chấp về hợp đồng đào tạo nghề, hỗ trợ phát triển quan hệ lao động và giúp Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý công tác hòa giải lao động trên địa bàn. Tiêu chuẩn tuyển chọn, bổ nhiệm, nhiệm vụ của hòa giải viên lao động chuyên trách thực hiện theo quy chế quản lý hòa giải viên lao động;
...

Theo đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền miễn nhiệm hòa giải viên lao động.

Miễn nhiệm hòa giải viên lao động được thực hiện theo trình tự, thủ tục nào?

Căn cứ khoản 2 Điều 94 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục miễn nhiệm hòa giải viên lao động như sau:

Miễn nhiệm hòa giải viên lao động
...
2. Trình tự, thủ tục miễn nhiệm hòa giải viên lao động
a) Đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn xin thôi làm hòa giải viên lao động của hòa giải viên lao động, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có văn bản đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, miễn nhiệm hòa giải viên lao động;
b) Đối với các trường hợp quy định tại các điểm b, c, d, và đ khoản 1 Điều này, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội căn cứ báo cáo của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội và kết quả rà soát, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, miễn nhiệm hòa giải viên lao động;
c) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định miễn nhiệm hòa giải viên lao động.

Theo đó miễn nhiệm hòa giải viên lao động được thực hiện theo trình tự, thủ tục như sau:

- Đối với trường hợp có đơn xin thôi làm hòa giải viên lao động: trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn xin thôi làm hòa giải viên lao động của hòa giải viên lao động, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có văn bản đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, miễn nhiệm hòa giải viên lao động.

- Đối với các trường hợp miễn nhiệm còn lại: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội căn cứ báo cáo của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội và kết quả rà soát, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, miễn nhiệm hòa giải viên lao động.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định miễn nhiệm hòa giải viên lao động.

Hòa giải viên
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Hòa giải viên có quyền tham khảo ý kiến của cơ quan chuyên môn khi hòa giải không?
Lao động tiền lương
Hòa giải viên tại Tòa án có các quyền mời người có uy tín tham gia hòa giải hay không?
Lao động tiền lương
Sĩ quan có được bổ nhiệm Hòa giải viên hay không?
Lao động tiền lương
Thời hạn hòa giải viên kết thúc việc hòa giải tranh chấp lao động cá nhân được tính từ khi nào?
Lao động tiền lương
Không bổ nhiệm Hòa giải viên tại Tòa án trong trường hợp nào?
Lao động tiền lương
Miễn nhiệm Hòa giải viên tại Tòa án trong trường hợp nào?
Lao động tiền lương
Số lượng Hòa giải viên tại mỗi Tòa án là bao nhiêu người?
Lao động tiền lương
Mức thù lao của Hòa giải viên tại Tòa án hiện nay là bao nhiêu?
Lao động tiền lương
TAND TP.HCM thông báo tuyển chọn bổ sung Hòa giải viên năm 2023, chỉ tiêu, đối tượng dự tuyển ra sao?
Đi đến trang Tìm kiếm - Hòa giải viên
143 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào