Hồ sơ xem xét cách chức đối với Điều tra viên thuộc Cơ quan điều tra của VKSNDTC gồm những gì?
Hồ sơ xem xét cách chức đối với Điều tra viên thuộc Cơ quan điều tra của VKSNDTC gồm những gì?
Căn cứ theo Điều 23 Thông tư 01/2024/TT-VKSTC quy định như sau:
Hồ sơ xem xét cách chức
1. Bản kiểm điểm của người bị xem xét cách chức;
2. Các tài liệu xác minh, kết luận vi phạm của người bị xem xét cách chức;
3. Báo cáo và Biên bản họp kiểm điểm vi phạm của người bị xem xét cách chức;
4. Quyết định thành lập Hội đồng kỷ luật;
5. Tờ trình đề nghị cách chức và biên bản họp Hội đồng kỷ luật cơ quan, đơn vị (nếu có);
6. Nghị quyết của Ban cán sự đảng Viện kiểm sát nhân dân tối cao (đối với cách chức Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên);
7. Các tài liệu khác có liên quan.
Theo đó, hồ sơ xem xét cách chức đối với Điều tra viên thuộc Cơ quan điều tra của VKSNDTC gồm:
- Bản kiểm điểm của Điều tra viên bị xem xét cách chức;
- Các tài liệu xác minh, kết luận vi phạm của Điều tra viên bị xem xét cách chức;
- Báo cáo và Biên bản họp kiểm điểm vi phạm của Điều tra viên bị xem xét cách chức;
- Quyết định thành lập Hội đồng kỷ luật;
- Tờ trình đề nghị cách chức và biên bản họp Hội đồng kỷ luật cơ quan, đơn vị (nếu có);
- Nghị quyết của Ban cán sự đảng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Các tài liệu khác có liên quan.
Hồ sơ xem xét cách chức đối với Điều tra viên thuộc Cơ quan điều tra của VKSNDTC gồm những gì? (Hình từ Internet)
Điều tra viên thuộc Cơ quan điều tra của VKSNDTC có thể bị cách chức trong trường hợp nào?
Căn cứ theo Điều 20 Thông tư 01/2024/TT-VKSTC quy định như sau:
Căn cứ miễn nhiệm, cách chức đối với Điều tra viên, Cán bộ điều tra
Căn cứ miễn nhiệm, cách chức đối với Điều tra viên, Cán bộ điều tra áp dụng Điều 56 Luật Tổ chức Cơ quan điều tra hình sự.
Theo đó, căn cứ cách chức đối với Điều tra viên thuộc Cơ quan điều tra của VKSNDTC áp dụng theo Điều 56 Luật Tổ chức Cơ quan điều tra hình sự 2015.
Cụ thể, theo Điều 56 Luật Tổ chức Cơ quan điều tra hình sự 2015, tùy theo tính chất và mức độ vi phạm, Điều tra viên thuộc Cơ quan điều tra của VKSNDTC có thể bị cách chức trong các trường hợp sau:
- Vi phạm trong công tác Điều tra vụ án hình sự;
- Vi phạm quy định tại Điều 14 Luật Tổ chức Cơ quan điều tra hình sự 2015, cụ thể là vi phạm những hành vi bị nghiêm cấm sau:
+ Làm sai lệch hồ sơ vụ án;
+ Truy cứu trách nhiệm hình sự người không có hành vi phạm tội;
+ Không truy cứu trách nhiệm hình sự người có hành vi phạm tội đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự;
+ Ra quyết định trái pháp luật; ép buộc người khác làm trái pháp luật;
+ Làm lộ bí mật Điều tra vụ án;
+ Can thiệp trái pháp luật vào việc Điều tra vụ án hình sự;
+ Bức cung, dùng nhục hình và các hình thức tra tấn hoặc đối xử, trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo, hạ nhục con người hay bất kỳ hình thức nào khác xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
+ Cản trở người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can thực hiện quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa, trợ giúp pháp lý;
+ Cản trở người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo;
+ Cản trở người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can thực hiện quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự.
+ Cản trở người bào chữa, người thực hiện trợ giúp pháp lý thực hiện việc bào chữa, trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật.
+ Chống đối, cản trở hoặc tổ chức, lôi kéo, xúi giục, kích động, cưỡng bức người khác chống đối, cản trở hoạt động Điều tra hình sự;
+ Xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người thi hành công vụ trong Điều tra hình sự.
- Bị kỷ luật bằng hình thức cách chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;
- Vi phạm về phẩm chất đạo đức.
Thủ tục cách chức đối với Điều tra viên thuộc Cơ quan điều tra của VKSNDTC được thực hiện ra sao?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 21 Thông tư 01/2024/TT-VKSTC quy định như sau:
Trình tự, thủ tục xem xét miễn nhiệm Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra; miễn nhiệm, cách chức đối với Điều tra viên, Cán bộ điều tra
1. Quy trình xem xét miễn nhiệm đối với Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra; cách chức đối với Điều tra viên, Cán bộ điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao:
a. Khi có đủ căn cứ miễn nhiệm, cách chức thì đại diện lãnh đạo Cơ quan điều tra và đại diện lãnh đạo Vụ Tổ chức cán bộ trao đổi với nhân sự.
b. Vụ Tổ chức cán bộ trình Ban cán sự đảng Viện kiểm sát nhân dân tối cao cho ý kiến.
c. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định miễn nhiệm, cách chức theo thẩm quyền.
2. Quy trình xem xét miễn nhiệm đối với Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra; miễn nhiệm, cách chức đối với Điều tra viên, Cán bộ điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương được thực hiện theo quy định trong Quân đội nhân dân Việt Nam và Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương báo cáo Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định hoặc quyết định theo thẩm quyền.
Theo đó, thủ tục cách chức đối với Điều tra viên thuộc Cơ quan điều tra của VKSNDTC được thực hiện như sau:
- Khi có đủ căn cứ cách chức thì đại diện lãnh đạo Cơ quan điều tra và đại diện lãnh đạo Vụ Tổ chức cán bộ trao đổi với nhân sự.
- Vụ Tổ chức cán bộ trình Ban cán sự đảng Viện kiểm sát nhân dân tối cao cho ý kiến.
- Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định cách chức theo thẩm quyền.
Thông tư 01/2024/TT-VKSTC có hiệu lực từ ngày 10/06/2024.
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Các mẫu hợp đồng lao động 2025 chuẩn nhất cho doanh nghiệp và người lao động phải đảm bảo những nội dung nào?
- Chốt thời điểm cho ý kiến cải cách tiền lương, lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội trong Báo cáo của Chính phủ năm 2025 chưa?
- Trong năm 2025, nguồn tích lũy cho cải cách tiền lương của ngân sách trung ương và địa phương đến hết năm 2024 còn dư được sử dụng để làm gì?