Hồ sơ khám định kỳ cho người lao động mắc bệnh nghề nghiệp bao gồm những giấy tờ gì?
Hồ sơ khám định kỳ cho người lao động mắc bệnh nghề nghiệp bao gồm những giấy tờ gì?
Căn cứ Điều 12 Thông tư 28/2016/TT-BYT quy định về hồ sơ khám định kỳ cho người lao động mắc bệnh nghề nghiệp, cụ thể như sau:
Hồ sơ khám định kỳ cho người lao động mắc bệnh nghề nghiệp
1. Người sử dụng lao động chuẩn bị hồ sơ khám định kỳ cho người lao động mắc bệnh nghề nghiệp bao gồm:
a) Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Hồ sơ bệnh nghề nghiệp.
2. Trường hợp người lao động đã thôi việc, nghỉ việc, nghỉ chế độ thì người lao động tự chuẩn bị hồ sơ bệnh nghề nghiệp.
Theo đó, người sử dụng lao động chuẩn bị các giấy tờ sau đây để khám định kỳ cho người lao động mắc bệnh nghề nghiệp:
- Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 28/2016/TT-BYT.
Tải Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động: Tại đây.
- Hồ sơ bệnh nghề nghiệp.
Trường hợp người lao động đã thôi việc, nghỉ việc, nghỉ chế độ thì người lao động tự chuẩn bị hồ sơ bệnh nghề nghiệp.
Hồ sơ khám định kỳ cho người lao động mắc bệnh nghề nghiệp (Hình từ Internet)
Khám định kỳ cho người lao động mắc bệnh nghề nghiệp thực hiện theo quy trình nào?
Căn cứ Điều 13 Thông tư 28/2016/TT-BYT quy định về quy trình và nội dung khám định kỳ cho người lao động mắc bệnh nghề nghiệp, cụ thể như sau:
Quy trình và nội dung khám định kỳ cho người lao động mắc bệnh nghề nghiệp
1. Quy trình khám định kỳ cho người mắc bệnh nghề nghiệp:
a) Trước khi khám định kỳ cho người mắc bệnh nghề nghiệp, người sử dụng lao động hoặc người lao động phải gửi cho cơ sở khám bệnh nghề nghiệp các giấy tờ theo quy định tại Điều 12 Thông tư này;
b) Sau khi nhận đủ hồ sơ, cơ sở khám bệnh nghề nghiệp thông báo thời gian, địa điểm và các nội dung khác liên quan đến khám định kỳ cho người lao động mắc bệnh nghề nghiệp tới người sử dụng lao động hoặc người lao động;
c) Cơ sở khám bệnh nghề nghiệp tổ chức khám cho người lao động mắc bệnh nghề nghiệp;
d) Kết thúc đợt khám, cơ sở khám bệnh nghề nghiệp có trách nhiệm ghi đầy đủ kết quả khám định kỳ người mắc bệnh nghề nghiệp trong hồ sơ bệnh nghề nghiệp; tổng hợp kết quả khám định kỳ bệnh nghề nghiệp theo mẫu quy định tại Phụ lục 11 ban hành kèm theo Thông tư này và trả kết quả cho người sử dụng lao động trong thời gian 20 ngày làm việc.
2. Nội dung khám định kỳ bệnh nghề nghiệp:
a) Thực hiện theo quy định tại điểm a, b, d Khoản 2 Điều 9 và hướng dẫn tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Việc bổ sung nội dung khám lâm sàng và cận lâm sàng cho từng bệnh nghề nghiệp dựa vào tiến triển, biến chứng của bệnh theo chỉ định của bác sỹ.
Theo đó khám định kỳ cho người lao động mắc bệnh nghề nghiệp được thực hiện theo quy trình sau:
- Trước khi khám định kỳ cho người mắc bệnh nghề nghiệp, người sử dụng lao động hoặc người lao động phải gửi cho cơ sở khám bệnh nghề nghiệp hồ sơ khám.
- Sau khi nhận đủ hồ sơ, cơ sở khám bệnh nghề nghiệp thông báo thời gian, địa điểm và các nội dung khác liên quan đến khám định kỳ cho người lao động mắc bệnh nghề nghiệp tới người sử dụng lao động hoặc người lao động.
- Cơ sở khám bệnh nghề nghiệp tổ chức khám cho người lao động mắc bệnh nghề nghiệp.
- Kết thúc đợt khám, cơ sở khám bệnh nghề nghiệp có trách nhiệm ghi đầy đủ kết quả khám định kỳ người mắc bệnh nghề nghiệp trong hồ sơ bệnh nghề nghiệp; tổng hợp kết quả khám định kỳ bệnh nghề nghiệp và trả kết quả cho người sử dụng lao động trong thời gian 20 ngày làm việc.
Thời gian khám định kỳ bệnh nghề nghiệp là bao lâu?
Căn cứ Điều 11 Thông tư 28/2016/TT-BYT quy định về đối tượng và thời gian khám định kỳ cho người lao động mắc bệnh nghề nghiệp, như sau:
Đối tượng và thời gian khám định kỳ cho người lao động mắc bệnh nghề nghiệp
1. Người lao động đã được chẩn đoán mắc bệnh nghề nghiệp.
2. Thời gian khám định kỳ bệnh nghề nghiệp thực hiện theo quy định tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư này.
Theo đó thời gian khám định kỳ bệnh nghề nghiệp như sau:
STT | Tên bệnh | Thời gian khám (tháng) |
1. | Bệnh bụi phổi silic nghề nghiệp | 12 |
2. | Bệnh bụi phổi amiăng nghề nghiệp | 12 |
3. | Bệnh bụi phổi bông nghề nghiệp | 12 |
4. | Bệnh viêm phế quản mạn tính nghề nghiệp | 6 |
5. | Bệnh hen phế quản nghề nghiệp | 12 |
6. | Bệnh bụi phổi talc nghề nghiệp | 12 |
7. | Bệnh bụi phổi than nghề nghiệp | 12 |
8. | Bệnh nhiễm độc chì nghề nghiệp | 6 |
9. | Bệnh nhiễm độc nghề nghiệp do benzen và đồng đẳng | 6 |
10. | Bệnh nhiễm độc thủy ngân nghề nghiệp | 6 |
11. | Bệnh nhiễm độc mangan nghề nghiệp | 6 |
12. | Bệnh nhiễm độc trinitrotoluen nghề nghiệp | 6 |
13. | Bệnh nhiễm độc asen nghề nghiệp | 6 |
14. | Bệnh nhiễm độc nicôtin nghề nghiệp | 6 |
15. | Bệnh nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật nghề nghiệp | 6 |
16. | Bệnh nhiễm độc cacbon monoxit nghề nghiệp | 6 |
17. | Bệnh nhiễm độc cadimi nghề nghiệp | 6 |
18. | Bệnh phóng xạ nghề nghiệp | 6 |
19. | Bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn | 12 |
20. | Bệnh nghề nghiệp do rung cục bộ | 12 |
21. | Bệnh giảm áp nghề nghiệp | 12 |
22. | Bệnh nghề nghiệp do rung toàn thân | 12 |
23. | Bệnh sạm da nghề nghiệp | 12 |
24. | Bệnh viêm da và loét vách ngăn mũi nghề nghiệp do crôm | 12 |
25. | Bệnh Leptospira nghề nghiệp | 6 |
26. | Bệnh nốt dầu nghề nghiệp | 12 |
27. | Bệnh da nghề nghiệp do tiếp xúc môi trường ẩm ướt và lạnh kéo dài | 12 |
28. | Bệnh da nghề nghiệp do tiếp xúc với cao su tự nhiên và hóa chất phụ gia cao su | 12 |
29. | Bệnh lao nghề nghiệp | 6 |
30. | Bệnh viêm gan vi rút B nghề nghiệp | 6 |
31. | Bệnh nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp | 6 |
32. | Bệnh viêm gan vi rút C nghề nghiệp | 6 |
33. | Bệnh ung thư trung biểu mô nghề nghiệp | 12 |
34. | Bệnh đục thể thủy tinh nghề nghiệp | 12 |
- Cơ quan xét xử cao nhất của nước ta là gì?
- Từ 1/7/2025 công chứng viên được phân công hướng dẫn tập sự phải có bao nhiêu năm kinh nghiệm hành nghề công chứng?
- Người lao động đã thành lập tổ chức nào để bảo vệ lợi ích kinh tế của mình?
- Không còn quy định được miễn đào tạo nghề đấu giá từ 01/01/2025 đúng không?
- Thời điểm tổ chức Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT là khi nào?