Hồ sơ đề nghị điều chỉnh bổ sung nội dung chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng gồm những gì?
Hồ sơ đề nghị điều chỉnh bổ sung nội dung chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng gồm những gì?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 76 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng
...
3. Hồ sơ đề nghị điều chỉnh, bổ sung nội dung chứng chỉ hành nghề bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề theo Mẫu số 01 Phụ lục IV Nghị định này;
b) 02 ảnh màu cỡ 4 x 6 cm và tệp tin ảnh có nền màu trắng chân dung của người đề nghị được chụp trong thời gian không quá 06 tháng;
c) Các tài liệu liên quan đến nội dung đề nghị điều chỉnh, bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều này và bản gốc chứng chỉ hành nghề đã được cấp.
...
Theo đó, hồ sơ đề nghị điều chỉnh, bổ sung nội dung chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề;
- 02 ảnh màu cỡ 4 x 6 cm và tệp tin ảnh có nền màu trắng chân dung của người đề nghị được chụp trong thời gian không quá 06 tháng;
- Các tài liệu liên quan đến nội dung đề nghị điều chỉnh, bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều 76 Nghị định 15/2021/NĐ-CP và bản gốc chứng chỉ hành nghề đã được cấp.
Hồ sơ đề nghị điều chỉnh bổ sung nội dung chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng gồm những gì?
Điều kiện tương ứng của các hạng chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng là gì?
Căn cứ theo Điều 70 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng
Cá nhân được xét cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng khi đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 66, Điều 67 Nghị định này và điều kiện tương ứng với các hạng như sau:
1. Hạng I: Đã làm chủ nhiệm hoặc chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế phần việc thuộc nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 01 công trình từ cấp I trở lên hoặc ít nhất 02 công trình từ cấp II trở lên thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.
2. Hạng II: Đã làm chủ nhiệm hoặc chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế phần việc thuộc nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 01 công trình từ cấp II trở lên hoặc ít nhất 02 công trình từ cấp III trở lên hoặc đã tham gia thiết kế, thẩm tra thiết kế phần việc liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 03 công trình từ cấp II trở lên thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.
3. Hạng III: Đã tham gia thiết kế, thẩm tra thiết kế phần việc thuộc nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 03 công trình từ cấp III trở lên hoặc 05 công trình từ cấp IV trở lên thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.
Theo đó, điều kiện tương ứng của các hạng chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng là:
- Chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I: Đã làm chủ nhiệm hoặc chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế phần việc thuộc nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 01 công trình từ cấp I trở lên hoặc ít nhất 02 công trình từ cấp II trở lên thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.
- Chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng II:
+ Đã làm chủ nhiệm hoặc chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế phần việc thuộc nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 01 công trình từ cấp II trở lên hoặc ít nhất 02 công trình từ cấp III trở lên hoặc
+ Đã tham gia thiết kế, thẩm tra thiết kế phần việc liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 03 công trình từ cấp II trở lên thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.
- Chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng III: Đã tham gia thiết kế, thẩm tra thiết kế phần việc thuộc nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 03 công trình từ cấp III trở lên hoặc 05 công trình từ cấp IV trở lên thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.
Người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng có quyền gì?
Căn cứ theo Điều 65 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Quyền và trách nhiệm của cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề
1. Cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng có các quyền sau đây:
a) Yêu cầu được cung cấp thông tin về việc cấp chứng chỉ hành nghề;
b) Được hành nghề hoạt động xây dựng trên phạm vi cả nước theo nội dung quy định được ghi trên chứng chỉ;
c) Khiếu nại, tố cáo các hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về cấp chứng chỉ hành nghề.
2. Cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng có các nghĩa vụ sau đây:
a) Khai báo trung thực hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định tại Nghị định này; chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự chính xác của các nội dung khai trong hồ sơ;
b) Hành nghề đúng với lĩnh vực, phạm vi hoạt động ghi trên chứng chỉ hành nghề được cấp, tuân thủ các quy định của pháp luật về xây dựng và pháp luật khác có liên quan;
c) Không được cho người khác thuê, mượn, sử dụng chứng chỉ hành nghề được cấp;
d) Không được tẩy xóa, sửa chữa chứng chỉ hành nghề;
đ) Tuân thủ đạo đức nghề nghiệp;
e) Xuất trình chứng chỉ hành nghề và chấp hành các yêu cầu về thanh tra, kiểm tra khi các cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.
Theo đó, người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng có các quyền sau:
- Yêu cầu được cung cấp thông tin về việc cấp chứng chỉ hành nghề;
- Được hành nghề hoạt động xây dựng trên phạm vi cả nước theo nội dung quy định được ghi trên chứng chỉ;
- Khiếu nại, tố cáo các hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về cấp chứng chỉ hành nghề.
- Black Friday là ngày nào 2024? Black Friday 2024 kéo dài bao lâu? Người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương vào ngày này không?
- Lễ Tạ Ơn là thứ mấy? Đây có phải là ngày lễ lớn của người lao động không?
- Từ 1/7/2025, chính sách tăng lương hưu mới có hiệu lực sẽ thực hiện tăng lương hưu cho CBCCVC và người lao động có đúng không?
- Tăng lương hưu lần 3 cho đối tượng nào theo Luật Bảo hiểm xã hội mới quy định?
- Chính thức kết luận của Phó Thủ tướng: Mức lương cơ sở mới của toàn bộ cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang tác động đến chỉ số CPI như thế nào tại Thông báo 511?