Hiện nay có nên đi nước ngoài làm việc hay không? Làm sao để đi xuất khẩu lao động Hàn Quốc?
Hiện nay có nên đi nước ngoài làm việc hay không?
Việc quyết định đi nước ngoài làm việc hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm tình hình kinh tế, văn hóa, chính trị, sức khỏe, và mục tiêu cá nhân của bạn. Dưới đây là một số yếu tố bạn nên xem xét trước khi đưa ra quyết định:
Tình hình kinh tế: Nếu có cơ hội làm việc ở nước ngoài có mức lương tốt hơn hoặc cơ hội phát triển sự nghiệp, đây có thể là một yếu tố quan trọng. Tuy nhiên, bạn cũng cần xem xét chi phí sinh hoạt và thuế ở nơi bạn định đến.
Mục tiêu cá nhân: Nếu bạn có mục tiêu cá nhân như học tập, trải nghiệm văn hóa mới, hoặc mở rộng mạng lưới xã hội, việc đi nước ngoài có thể hỗ trợ trong việc đạt được những mục tiêu này.
Văn hóa và ngôn ngữ: Sẽ có một giai đoạn thích nghi với văn hóa và ngôn ngữ mới. Bạn cần xem xét khả năng thích nghi và học hỏi để đảm bảo bạn có thể tận hưởng cuộc sống ở nước ngoài.
Sức khỏe và an toàn: Tình hình dịch bệnh, chăm sóc y tế và an ninh là các yếu tố cần xem xét cẩn thận. Bạn cần nắm rõ tình hình dịch bệnh và các biện pháp phòng ngừa, cũng như khả năng tiếp cận chăm sóc y tế tại nơi bạn định đến.
Chính trị và pháp luật: Hiểu rõ về chính trị và pháp luật của nước bạn muốn làm việc là rất quan trọng để tránh rắc rối pháp lý và tranh chấp.
Gia đình và mối quan hệ: Nếu bạn có gia đình, bạn cần xem xét cách việc đi nước ngoài có ảnh hưởng đến họ và xem xét các tùy chọn để duy trì mối quan hệ.
Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo. Trước khi ra quyết định, bạn nên tìm hiểu kỹ về nước mình muốn đến, tư vấn với những người có kinh nghiệm, và cân nhắc kỹ lưỡng tất cả các yếu tố trên để đảm bảo quyết định của bạn là đúng đắn và phù hợp với tình hình cá nhân của bạn.
Hiện nay có nên đi nước ngoài làm việc hay không? Làm sao để đi xuất khẩu lao động Hàn Quốc?
Làm sao để đi xuất khẩu lao động Hàn Quốc theo chương trình EPS?
Theo thông báo từ Cổng thông tin điện tử của Cục Quản lý lao động ngoài nước có thông báo về quy trình thực hiện Chương trình EPS để người lao động Việt Nam đi nước ngoài làm việc cụ thể là Hàn Quốc, đối với người lao động lần đầu đăng ký dự tuyển thực hiện như sau:
Bước 1. Học tiếng Hàn
Người lao động phải tự học tiếng Hàn để có thể tham dự kỳ thi tiếng Hàn EPS-KLT.
Bước 2. Tham dự kỳ thi tiếng Hàn
EPS-KLT là kỳ thi tiếng Hàn dành cho chương trình EPS, do Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tổ chức.
Kế hoạch thi sẽ được thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng. Người lao động trực tiếp đăng ký tại các Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi có hộ khẩu thường trú và dự thi tại địa điểm do Trung tâm Lao động ngoài nước thông báo
Bước 3. Nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển
Những người lao động đạt yêu cầu qua kỳ thi tiếng Hàn sẽ được thông báo để làm thủ tục đăng ký dự tuyển (mua hồ sơ, kê khai và nộp) thông qua Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi đã đăng ký dự thi tiếng Hàn. Hồ sơ dự tuyển được chuyển về Trung tâm Lao động ngoài nước kiểm tra, xử lý, những hồ sơ đạt yêu cầu sẽ được gửi sang Hàn Quốc.
Bước 4: Doanh nghiệp Hàn Quốc sử dụng lao động lựa chọn, ký hợp đồng lao động
Những người lao động được doanh nghiệp Hàn Quốc sử dụng lao động lựa chọn để ký hợp đồng lao động sẽ được Trung tâm Lao động ngoài nước thông báo, bằng các phương thức như sau:
- Gửi công văn thông báo cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi người lao động đăng ký dự thi tiếng Hàn.
- Gửi thư trực tiếp qua đường bưu điện tới người lao động.
- Đăng tải danh sách những người lao động được doanh nghiệp Hàn Quốc lựa chọn trên trang thông tin điện tử của Trung tâm Lao động ngoài nước.
Bước 5: Nộp tiền, ký Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc với Trung tâm Lao động ngoài nước
Khi nhận thông báo của Trung tâm về việc được lựa chọn để ký hợp đồng lao động, người lao động nộp khoản tiền Việt Nam đương với 630 đô la Mỹ (theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội). Số tiền này để chi trả lệ phí xin cấp visa, tiền mua vé máy bay lượt đi sang Hàn Quốc, chi phí tuyển chọn, xử lý hồ sơ và chi phí đào tạo bồi dưỡng kiến thức cần thiết.
Người lao động ký Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS với Trung tâm Lao động ngoài nước và thực hiện đúng các quy định trong hợp đồng này.
Bước 6: Ký quỹ tại Ngân hàng chính sách xã hội
Người lao động thực hiện ký quỹ tại phòng giao dịch hoặc chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội nơi người lao động cư trú hợp pháp với số tiền là 100 triệu đồng theo quy định tại Thông tư liên tịch số 31/2013/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 12/11/2013 của Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 1465/QĐ-TTg ngày 21/8/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện thí điểm ký quỹ đối với người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài của Hàn Quốc.
Chỉ những người lao động đã thực hiện ký quỹ mới được xuất cảnh sang Hàn Quốc làm việc.
Lưu ý: Để doanh nghiệp Hàn Quốc sử dụng lao động không mất nhiều thời gian chờ đợi, có thể dẫn đến việc hủy hợp đồng lao động thì người lao động nên thực hiện ký quỹ trong thời gian 7 ngày kể từ ngày nhận được Hợp đồng ký giữa Trung tâm Lao động ngoài nước và người lao động. Ngay sau khi hoàn thành việc ký quỹ người lao động phải fax Giấy xác nhận ký quỹ cho Trung tâm Lao động ngoài nước theo số máy 04.37737384 và thông báo bằng điện thoại theo số máy 04.37379058.
Bước 7: Tham dự khóa Bồi dưỡng kiến thức cần thiết và xuất cảnh sang Hàn Quốc làm việc
- Người lao động tham dự khóa bồi dưỡng kiến thức cần thiết do Trung tâm Lao động ngoài nước tổ chức. Chỉ những người lao động đạt yêu cầu qua đợt kiểm tra cuối khóa bồi dưỡng kiến thức cần thiết và được cấp chứng chỉ mới được xuất cảnh sang Hàn Quốc làm việc.
Sau khi hoàn tất các thủ tục cần thiết, Trung tâm Lao động ngoài nước sẽ gửi công văn thông báo xuất cảnh cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và trực tiếp qua đường bưu điện cho người lao động. Trung tâm Lao động ngoài nước sẽ trực tiếp hướng dẫn các thủ tục, tổ chức đưa người lao động ra sân bay Nội Bài và đón người lao động tại sân bay Incheon, Hàn Quốc.
Sau khi hoàn tất các thủ tục trên, những người lao động đủ điều kiện sẽ được Trung tâm Lao động ngoài nước xin cấp visa nhập cảnh Hàn Quốc tại Đại sức quán Hàn Quốc tại Việt Nam và phối hợp với phía Hàn Quốc bố trí xuất cảnh sang làm việc tại Hàn Quốc.
Trung tâm Lao động ngoài nước sẽ thông báo lịch xuất cảnh thông qua Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và đăng tải thông tin trên trang thông tin điện tử của Trung tâm.
Trong ngày tập trung xuất cảnh người lao động phải kiểm tra lại sức khỏe, bao gồm các nội dung: xét nghiệm máu, chụp XQ phổi, khám thai nếu là lao động nữ (nếu đủ điều kiện mới được xuất cảnh), đồng thời ngươi lao động phải mang theo Giấy xác nhận ký quỹ bản chính để nộp cho Trung tâm Lao động ngoài nước.
Bước 8: Thực hiện hợp đồng lao động tại Hàn Quốc và về nước đúng hạn khi hết thời hạn hợp đồng lao động
Người lao động làm việc tại Hàn Quốc theo thời gian trong hợp đồng lao động đã ký với doanh nghiệp Hàn Quốc sử dụng lao động. Trước khi hết hạn hợp đồng lao động, người lao động phải thông báo kế hoạch về nước của mình với Văn phòng Quản lý lao động Việt Nam theo Chương trình EPS tại Hàn Quốc để Trung tâm Lao động ngoài nước có căn cứ Thanh lý hợp đồng và làm các thủ tục tất toán tài khoản ký quỹ cho người lao động.
Bước 9: Thanh lý hợp đồng đưa người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc, tất toán tài khoản ký quỹ.
- Nếu người lao động về nước đúng thời hạn, Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS mà người lao động đã ký với Trung tâm Lao động ngoài nước sẽ tự động thanh lý. Trong vòng 20 ngày làm việc, kể từ ngày người lao động về nước, Trung tâm Lao động ngoài nước sẽ thông báo bằng văn bản cho Hội sở chính Ngân hàng Chính sách xã hội để có cơ sở hoàn trả tiền ký quỹ và tất toán tài khoản ký quỹ cho người lao động.
- Nếu người lao động bỏ trốn trước khi về nơi làm việc theo Hợp đồng lao động (bỏ trốn tại sân bay sau khi nhập cảnh Hàn Quốc, bỏ trốn tại Cơ sở đào tạo của Hàn Quốc...) hoặc không về nước sau khi hết hạn hợp đồng lao động thì tiền ký quỹ của người lao động (bao gồm cả gốc và lãi) được chuyển vào Quỹ giải quyết việc làm tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi người lao động cư trú hợp pháp trước khi đi làm việc tại Hàn Quốc.
- Đối với các trường hợp phát sinh khác số tiền ký quỹ của người lao động sẽ xử lý theo các điều khoản được quy định trong hợp đồng giữa Trung tâm Lao động ngoài nước và người lao động.
Như vậy, đối với người lao đồng đăng ký dự tuyển lần đầu tiên để được sang Hàn Quốc làm việc cần thực hiện các bước sau:
Bước 1. Học tiếng Hàn
Bước 2. Tham dự kỳ thi tiếng Hàn
Bước 3. Nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển
Bước 4: Doanh nghiệp Hàn Quốc sử dụng lao động lựa chọn, ký hợp đồng lao động
Bước 5: Nộp tiền, ký Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc với Trung tâm Lao động ngoài nước
Bước 6: Ký quỹ tại Ngân hàng chính sách xã hội
Bước 7: Tham dự khóa Bồi dưỡng kiến thức cần thiết và xuất cảnh sang Hàn Quốc làm việc
Bước 8: Thực hiện hợp đồng lao động tại Hàn Quốc và về nước đúng hạn khi hết thời hạn hợp đồng lao động
Bước 9: Thanh lý hợp đồng đưa người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc, tất toán tài khoản ký quỹ.
Quyền lợi khi đi sang Hàn Quốc làm việc là gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 6 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 quy định về quyền của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng như sau:
Quyền, nghĩa vụ của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
1. Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có các quyền sau đây:
a) Được cung cấp thông tin về chính sách, pháp luật của Việt Nam về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; chính sách, pháp luật và phong tục, tập quán của nước tiếp nhận lao động có liên quan đến người lao động; quyền, nghĩa vụ của các bên khi đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
b) Được tư vấn, hỗ trợ để thực hiện quyền, nghĩa vụ và hưởng lợi ích trong hợp đồng lao động, hợp đồng đào tạo nghề;
c) Hưởng tiền lương, tiền công, chế độ khám bệnh, chữa bệnh, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm tai nạn lao động và quyền lợi, chế độ khác theo hợp đồng lao động; chuyển về nước tiền lương, tiền công, thu nhập, tài sản hợp pháp khác của cá nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận lao động;
d) Được bảo hộ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng trong thời gian làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước tiếp nhận lao động, pháp luật và thông lệ quốc tế;
đ) Đơn phương chấm dứt hợp đồng khi bị người sử dụng lao động ngược đãi, cưỡng bức lao động hoặc có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe hoặc bị quấy rối tình dục trong thời gian làm việc ở nước ngoài;
e) Hưởng chính sách hỗ trợ về lao động, việc làm và quyền lợi từ Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước theo quy định của pháp luật;
g) Không phải đóng bảo hiểm xã hội hoặc thuế thu nhập cá nhân hai lần ở Việt Nam và ở nước tiếp nhận lao động nếu Việt Nam và nước đó đã ký hiệp định về bảo hiểm xã hội hoặc hiệp định tránh đánh thuế hai lần;
h) Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
i) Được tư vấn và hỗ trợ tạo việc làm, khởi nghiệp sau khi về nước và tiếp cận dịch vụ tư vấn tâm lý xã hội tự nguyện.
Như vậy, người lao động Việt Nam khi đi xuất khẩu lao động Hàn Quốc sẽ được hưởng các quyền lợi nêu trên.
- Black Friday là ngày nào 2024? Black Friday 2024 kéo dài bao lâu? Người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương vào ngày này không?
- Chính thức mức tăng lương cơ sở 2026 bao nhiêu đối với toàn bộ cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang còn phải phụ thuộc vào các điều kiện kinh tế thế nào?
- Thống nhất xây dựng 05 bảng lương mới cho CBCCVC và LLVT bằng mức lương cơ bản thay vì mức lương cơ sở như hiện nay có đúng không?
- Thống nhất 03 mức lương hưu trong năm 2025 cho đối tượng là người lao động, CBCCVC và LLVT, cụ thể ra sao?
- 02 lý do chưa thể tăng lương hưu cho CBCCVC và LLVT trong đợt tăng lương hưu mới là gì?