Hết hạn hợp đồng trong thời gian nghỉ thai sản thì NLĐ có được tính hưởng bảo hiểm xã hội hay không?
Lao động nữ được nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh mấy tháng?
Tại khoản 1 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định về thời gian hưởng chế độ khi sinh con như sau:
Thời gian hưởng chế độ khi sinh con
1. Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.
...
Như vậy, lao động nữ nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa 02 tháng.
Vì tổng thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng nên nếu người lao động nghỉ trước sinh nhiều thì thời gian nghỉ sau sinh sẽ bị rút ngắn. Do đó, người lao động nên cân nhắc để có thời gian nghỉ thai sản phù hợp.
Hết hạn hợp đồng trong thời gian nghỉ thai sản thì NLĐ có được tính hưởng bảo hiểm xã hội hay không? (Hình từ Internet)
Lao động nữ nghỉ thai sản có cần phải báo trước hay không?
Tại Điều 139 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Nghỉ thai sản
1. Lao động nữ được nghỉ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng; thời gian nghỉ trước khi sinh không quá 02 tháng.
Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
2. Trong thời gian nghỉ thai sản, lao động nữ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
3. Hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu có nhu cầu, lao động nữ có thể nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương sau khi thỏa thuận với người sử dụng lao động.
4. Trước khi hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, lao động nữ có thể trở lại làm việc khi đã nghỉ ít nhất được 04 tháng nhưng người lao động phải báo trước, được người sử dụng lao động đồng ý và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao động. Trong trường hợp này, ngoài tiền lương của những ngày làm việc do người sử dụng lao động trả, lao động nữ vẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
5. Lao động nam khi vợ sinh con, người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi, lao động nữ mang thai hộ và người lao động là người mẹ nhờ mang thai hộ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Hiện nay, các quy định của Bộ luật Lao động 2019, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và các văn bản hướng dẫn chỉ quy định thời gian nghỉ thai sản mà không có bất cứ quy định nào về thời hạn thông báo trước khi nghỉ.
Như vậy, pháp luật không bắt buộc lao động nữ phải báo trước khi nghỉ thai sản.
Tuy nhiên, với những khoảng thời gian nghỉ thai sản dài, để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp bố trí, sắp xếp người thay thế, người lao động nên chủ động báo trước một thời gian để hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không bị xáo trộn.
Hết hạn hợp đồng trong thời gian nghỉ thai sản thì NLĐ có được tính hưởng bảo hiểm xã hội hay không?
Tại khoản 2 Điều 12 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH có quy định như sau:
Mức hưởng chế độ thai sản
...
2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội quy định tại khoản 2 Điều 39 của Luật bảo hiểm xã hội được hướng dẫn như sau:
a) Trường hợp hợp đồng lao động hết thời hạn trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản thì thời gian hưởng chế độ thai sản từ khi nghỉ việc đến khi hợp đồng lao động hết thời hạn được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, thời gian hưởng chế độ thai sản sau khi hợp đồng lao động hết thời hạn không được tính là thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.
b) Thời gian hưởng chế độ thai sản của người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi quy định tại khoản 4 Điều 31 của Luật bảo hiểm xã hội không được tính là thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.
...
Theo đó, nếu hết hạn hợp đồng trong thời gian đang nghỉ thai sản thì người lao động vẫn được tính hưởng bảo hiểm xã hội từ khi nghỉ thai sản đến khi hợp đồng lao động hết hạn. Còn thời gian hưởng thai sản sau khi hết hạn hợp đồng sẽ không được tính vào thời gian tham gia bảo hiểm xã hội.
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?
- Black Friday là thứ mấy? Trong tháng 11 2024 có ngày lễ lớn nào NLĐ được nghỉ hưởng nguyên lương không?