Hệ số lương của Giảng viên cao đẳng sư phạm chính là bao nhiêu?
Nhiệm vụ của Giảng viên cao đẳng sư phạm chính là gì?
Tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 35/2020/TT-BGDDT có quy định như sau:
Giảng viên cao đẳng sư phạm chính (hạng II) - Mã số: V.07.08.21
1. Nhiệm vụ:
a) Giảng dạy; hướng dẫn người học làm chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp (nếu có);
b) Giáo dục phẩm chất đạo đức nghề nghiệp và tác phong làm việc cho người học thông qua quá trình giảng dạy. Đánh giá kết quả học tập, kết quả tốt nghiệp của người học. Tổ chức hướng dẫn người học nghiên cứu khoa học; hướng dẫn người học phương pháp học tập, nghiên cứu có hiệu quả; phát hiện năng lực sở trường của người học để tổ chức đào tạo, bồi dưỡng tài năng;
c) Chủ trì hoặc tham gia biên soạn, thẩm định chương trình; chủ động cập nhật thường xuyên những thành tựu khoa học vào việc xây dựng nội dung, chương trình đào tạo; đổi mới phương pháp giảng dạy và phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của người học;
d) Tham gia bồi dưỡng, phát triển đội ngũ giảng viên cao đẳng sư phạm theo yêu cầu phát triển chuyên môn, nghiệp vụ; chủ trì hoặc tham gia tổ chức các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ trong bộ môn, khoa, cơ sở giáo dục;
đ) Tham gia công tác chủ nhiệm lớp, cố vấn học tập; hướng dẫn thảo luận, thực hành, thí nghiệm và thực tập;
e) Tham gia biên soạn giáo trình, sách tham khảo, sách chuyên khảo, sách hướng dẫn, biên dịch sách và giáo trình bằng tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi chung là sách phục vụ đào tạo);
g) Học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ và phương pháp giảng dạy; tham gia hoạt động thực tiễn để nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học;
h) Tham gia công tác quản lý, công tác Đảng, đoàn thể và thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục và quy định khác của pháp luật có liên quan.
...
Theo đó, Giảng viên cao đẳng sư phạm chính phải thực hiện những nhiệm vụ nêu trên trong quá trình công tác.
Hệ số lương của Giảng viên cao đẳng sư phạm chính là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Yêu cầu tiêu chuẩn về trình độ đào tạo bồi dưỡng của Giảng viên cao đẳng sư phạm chính ra sao?
Tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 35/2020/TT-BGDDT, được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 04/2022/TT-BGDĐT có quy định như sau:
Giảng viên cao đẳng sư phạm chính (hạng II) - Mã số: V.07.08.21
...
2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
a) Có bằng thạc sĩ trở lên phù hợp với vị trí việc làm, ngành và chuyên ngành giảng dạy;
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm (đối với giảng viên không tốt nghiệp đại học sư phạm hoặc đại học sư phạm kỹ thuật);
c) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm.
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
a) Có kiến thức chuyên sâu về các môn học, ngành học được phân công giảng dạy; có kiến thức về môn học, ngành học liên quan; có hiểu biết sâu rộng về thực tiễn nghề nghiệp;
b) Nắm vững thực tế và xu thế phát triển của công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học của chuyên ngành; vận dụng thành thạo các kỹ năng, phương pháp sư phạm vào giảng dạy; có khả năng đánh giá, tổng kết các kinh nghiệm, phương pháp giảng dạy để phổ biến, áp dụng trong cơ sở giáo dục;
...
Theo đó, Giảng viên cao đẳng sư phạm chính phải đáp ứng 3 tiêu chuẩn về trình độ đào tạo bồi dưỡng, cụ thể:
- Có bằng thạc sĩ trở lên phù hợp với vị trí việc làm, ngành và chuyên ngành giảng dạy;
- Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm (đối với giảng viên không tốt nghiệp đại học sư phạm hoặc đại học sư phạm kỹ thuật);
- Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm.
Hệ số lương của Giảng viên cao đẳng sư phạm chính là bao nhiêu?
Tại điểm b khoản 1 Điều 9 Thông tư 35/2020/TT-BGDĐT có quy định như sau:
Cách xếp lương
1. Các chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy quy định tại Thông tư này được áp dụng Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước (Bảng 3) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, cụ thể như sau:
a) Chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm cao cấp (hạng I) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A3, nhóm 1 (A3.1) từ hệ số lương 6,20 đến hệ số lương 8,00;
b) Chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm chính (hạng II) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm 1 (A2.1) từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78;
...
Theo quy định trên thì chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm chính (hạng II) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm 1 (A2.1) từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78.
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Black Friday là thứ mấy? Trong tháng 11 2024 có ngày lễ lớn nào NLĐ được nghỉ hưởng nguyên lương không?
- Lễ Tạ Ơn 2024 là ngày mấy? Lễ Tạ Ơn có những hoạt động gì? Ở Việt Nam, người lao động có được nghỉ làm vào ngày Lễ Tạ Ơn không?
- Chính phủ điều chỉnh lại mức lương cơ sở 2.34 cho phù hợp khả năng ngân sách nhà nước, lương cơ sở của cán bộ công chức viên chức nếu điều chỉnh còn chịu ảnh hưởng bởi yếu tố khác cụ thể thế nào?