Hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội là hành vi nào?

Hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội là hành vi nào?

Hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội là hành vi nào?

Căn cứ Điều 17 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về 08 hành vi bị chấm trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội như sau:

1. Trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.

2. Chậm đóng tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.

3. Chiếm dụng tiền đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.

4. Gian lận, giả mạo hồ sơ trong việc thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.

5. Sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ bảo hiểm thất nghiệp không đúng pháp luật.

6. Cản trở, gây khó khăn hoặc làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, người sử dụng lao động.

7. Truy cập, khai thác trái pháp luật cơ sở dữ liệu về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.

8. Báo cáo sai sự thật; cung cấp thông tin, số liệu không chính xác về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.

BẢO HIỂM XÃ HỘI

Hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội là hành vi nào?

Trốn đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị xử phạt hành chính thế nào?

Căn cứ khoản 7 Điều 39 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:

Vi phạm quy định về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp
...
7. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Sửa chữa, làm sai lệch văn bản, tài liệu trong hồ sơ đề xuất được áp dụng mức đóng thấp hơn mức đóng bình thường vào Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
...
10. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc người sử dụng lao động đóng đủ số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp phải đóng cho cơ quan bảo hiểm xã hội đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5, 6, 7 Điều này;
b) Buộc người sử dụng lao động nộp khoản tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng, không đóng, trốn đóng, chiếm dụng tiền đóng; nếu không thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và khoản tiền lãi của số tiền này tính theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt vào tài khoản của cơ quan bảo hiểm xã hội đối với những hành vi vi phạm quy định tại các khoản 5, 6, 7 Điều này từ 30 ngày trở lên.

Lưu ý: theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, mức phạt quy định trên đây là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Theo quy định, người sử dụng lao động khi có hành vi trốn đóng bảo hiểm thất nghiệp nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền từ 50 - 75 triệu đồng (cá nhân) và từ 100 - 150 triệu đồng (tổ chức).

Ngoài ra, buộc người sử dụng lao động đóng đủ số tiền bảo hiểm thất nghiệp phải đóng cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

Và buộc người sử dụng lao động nộp khoản tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian trốn đóng; nếu không thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và khoản tiền lãi của số tiền này tính theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt vào tài khoản của cơ quan bảo hiểm xã hội.

Thời hiệu xử lý hành vi trốn đóng bảo hiểm thất nghiệp nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự là bao lâu?

Căn cứ khoản 1 Điều 5 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 6 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
...

Dẫn chiếu theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, được sửa đổi, bổ sung bởi điểm a khoản 4 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định như sau:

Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
a) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp sau đây:
Vi phạm hành chính về kế toán; hóa đơn; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; thủy sản; lâm nghiệp; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.
Vi phạm hành chính về thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về quản lý thuế;
...

Như vậy, thời hiệu xử phạt hành chính đối với hành vi trốn đóng bảo hiểm thất nghiệp nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự là 01 năm.

Bảo hiểm xã hội
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Bảo hiểm xã hội có thuộc khoản tiền ưu tiên thanh toán cho NLĐ khi công ty giải thể không?
Lao động tiền lương
Nội dung quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội là gì?
Lao động tiền lương
Cơ quan nào thực hiện hợp tác quốc tế về bảo hiểm xã hội?
Lao động tiền lương
Cách tính thời gian công tác trước năm 1995 để hưởng bảo hiểm xã hội như thế nào?
Lao động tiền lương
Trách nhiệm của Chính phủ trong lĩnh vực BHXH được quy định rõ ràng trong luật mới như thế nào?
Lao động tiền lương
Số điện thoại của Bảo hiểm xã hội tỉnh Vĩnh Long là bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Bổ sung thêm trách nhiệm của người sử dụng lao động trong bảo hiểm xã hội từ 01/7/2025, cụ thể ra sao?
Lao động tiền lương
Mở rộng chính sách của Nhà nước đối với bảo hiểm xã hội từ 01/7/2025 cụ thể ra sao?
Lao động tiền lương
Xây dựng hệ thống bảo hiểm xã hội đa tầng bao gồm những gì?
Lao động tiền lương
10 hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội từ tháng 7/2025 là gì?
Đi đến trang Tìm kiếm - Bảo hiểm xã hội
1,186 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bảo hiểm xã hội

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bảo hiểm xã hội

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Click để xem toàn bộ văn bản hướng dẫn Bộ luật lao động mới nhất năm 2024 Click vào đây để bỏ túi 15 văn bản hướng dẫn bảo hiểm thất nghiệp Tổng hợp 8 văn bản nổi bật về Lương hưu Xem trọn bộ văn bản về Bảo hiểm xã hội Tổng hợp 8 văn bản về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi mới nhất Click để xem trọn bộ văn bản về Chế độ thai sản năm 2024
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào