Gửi hồ sơ rút tiền bảo hiểm xã hội 1 lần thông qua những hình thức nào?
Người lao động có được rút tiền bảo hiểm xã hội 1 lần khi nghỉ ngang hay không?
Tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 115/2015/NĐ-CP có quy định:
Bảo hiểm xã hội một lần
1. Người lao động quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 của Nghị định này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các Khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại Khoản 3 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;
b) Sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội;
c) Ra nước ngoài để định cư;
d) Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;
...
Như vậy, nếu thuộc một trong các trường hợp trên thì người lao động có thể được giải quyết hưởng tiền bảo hiểm một lần mà không phụ thuộc vào việc nghỉ ngang hay không.
Gửi hồ sơ rút tiền bảo hiểm xã hội 1 lần thông qua những hình thức nào? (Hình từ Internet)
Người lao động đóng bảo hiểm xã hội bao lâu thì được rút tiền bảo hiểm xã hội 1 lần?
Tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Bảo hiểm xã hội một lần
1. Người lao động quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 của Nghị định này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các Khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại Khoản 3 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;
b) Sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội;
c) Ra nước ngoài để định cư;
d) Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;
...
Hiện tại, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 không quy định cụ thể thời gian tối thiểu tham gia bảo hiểm xã hội để rút tiền bảo hiểm xã hội 1 lần. Tuy nhiên, theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động từ đủ 01 tháng trở lên sẽ thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Theo quy định tại Điều 7 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, hiện nay người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo một trong các phương thức: hằng tháng hoặc 03 tháng/lần hoặc 06 tháng/lần.
Như vậy, người lao động phải đóng ít nhất 01 lần tương ứng với 01 tháng thì mới được tính tham gia bảo hiểm xã hội. Do đó, thời gian đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu của người lao động là 01 tháng.
Bên cạnh đó, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 cũng đặt ra thời gian tối đa đóng bảo hiểm để được rút tiền bảo hiểm xã hội 1 lần như sau:
- Thời gian không giới hạn: Áp dụng đối với:
+ Người lao động ra nước ngoài định cư
+ Người lao động bị bệnh nguy hiểm đến tính mạng
(Theo Điều 77 Luật Bảo hiểm xã hội 2014)
- Thời gian dưới 15 năm: Áp dụng đối với lao động nữ là cán bộ, công chức xã hoặc hoạt động không chuyên trách ở cấp xã đủ 55 tuổi 04 tháng
(Theo điểm a khoản 1 Điều 8 Nghị định 115/2015/NĐ-CP và khoản 3 Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội 2014)
- Thời gian dưới 20 năm: Áp dụng đối với:
+ Người lao động đã đủ tuổi hưởng lương hưu
+ Người lao động sau một năm nghỉ việc mà không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội.
(Theo khoản 1 Điều 8 Nghị định 115/2015/NĐ-CP)
Như vậy, thời gian tham gia bảo hiểm xã hội để được rút tiền bảo hiểm xã hội 1 lần là từ 01 tháng cho đến dưới 20 năm hoặc không giới hạn tùy trường hợp.
Gửi hồ sơ rút tiền bảo hiểm xã hội 1 lần thông qua những hình thức nào?
Theo nội dung hướng dẫn quy trình giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần tại Thủ tục số 9, Mục III Thủ tục ban hành kèm theo Quyết định 222/QĐ-BHXH năm 2021 về cách rút tiền bảo hiểm xã hội 1 lần thì người lao động nộp bộ hồ sơ đầy đủ theo quy định cho cơ quan bảo hiểm xã hội huyện/tỉnh nơi cư trú theo 1 trong 3 hình thức sau:
(1) Nộp hồ sơ qua giao dịch điện tử
Người hưởng chế độ bảo hiểm xã hội 1 lần đăng ký nhận mã xác thực và gửi hồ sơ điện tử qua website Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Trường hợp người lao động đã đăng ký sử dụng dịch vụ I-VAN có thể gửi hồ sơ điện tử qua phần mềm bảo hiểm xã hội.
(2) Nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích được cung ứng theo yêu cầu của Nhà nước để phục vụ nhiệm vụ đặc thù.
Trong trường hợp người lao động không chuyển hồ sơ giấy sang định dạng điện tử như trên thì có thể gửi bộ hồ sơ giấy qua dịch vụ bưu chính công ích cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
(3) Nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan bảo hiểm xã hội.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?
- 3 12 là ngày gì trong tình yêu? Ngày này là ngày nghỉ làm của người lao động đúng không?
- 4 12 ngày Quốc tế Ôm tự do đúng không? Đây có phải ngày nghỉ lễ của Việt Nam hay không?
- Chi tiết lương hưu tháng 12 năm 2024 thực nhận trên mức tăng 15% là bao nhiêu?