Giữa Luật sư và thân chủ của mình có thể xảy ra những xung đột lợi ích gì?

Cho tôi hỏi giữa Luật sư và thân chủ của mình có thể xảy ra những xung đột lợi ích gì? Câu hỏi của anh T.L (Quảng Ninh).

Xung đột lợi ích theo Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư được hiểu như thế nào?

Căn cứ theo Quy tắc 15 Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 201/QĐ-HĐLSTQ năm 2019 có giải thích xung đột về lợi ích như sau:

Xung đột về lợi ích là trường hợp do ảnh hưởng từ quyền lợi của luật sư, nghĩa vụ của luật sư đối với khách hàng hiện tại, khách hàng cũ, bên thứ ba dẫn đến tình huống luật sư bị hạn chế hoặc có khả năng bị hạn chế trong việc thực hiện nghĩa vụ bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng, nghĩa vụ giữ bí mật thông tin của khách hàng.

Giữa Luật sư và thân chủ của mình có thể xảy ra những xung đột lợi ích gì?

Giữa Luật sư và thân chủ của mình có thể xảy ra những xung đột lợi ích gì?

Giữa Luật sư và thân chủ của mình có thể xảy ra những xung đột lợi ích gì?

Căn cứ theo Quy tắc 15 Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 201/QĐ-HĐLSTQ năm 2019 có quy định về Xung đột về lợi ích như sau:

Xung đột về lợi ích
15.1. Xung đột về lợi ích là trường hợp do ảnh hưởng từ quyền lợi của luật sư, nghĩa vụ của luật sư đối với khách hàng hiện tại, khách hàng cũ, bên thứ ba dẫn đến tình huống luật sư bị hạn chế hoặc có khả năng bị hạn chế trong việc thực hiện nghĩa vụ bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng, nghĩa vụ giữ bí mật thông tin của khách hàng.
Luật sư không được nhận hoặc thực hiện vụ việc trong trường hợp có xung đột về lợi ích, trừ trường hợp được phép theo quy định của pháp luật hoặc theo Quy tắc này.
15.2. Trong quá trình thực hiện vụ việc, luật sư cần chủ động tránh để xảy ra xung đột về lợi ích. Nếu phát hiện có xung đột về lợi ích xảy ra ngoài ý muốn của luật sư thì luật sư cần chủ động thông báo ngay với khách hàng để giải quyết.
15.3. Luật sư phải từ chối tiếp nhận vụ việc hoặc từ chối tiếp tục thực hiện vụ việc trong các trường hợp sau đây:
15.3.1. Vụ việc trong đó các khách hàng có quyền lợi đối lập nhau;
15.3.2. Vụ việc trong đó khách hàng mới có quyền lợi đối lập với khách hàng hiện tại; vụ việc khác của khách hàng là người đang có quyền lợi đối lập với khách hàng hiện tại trong vụ việc luật sư đang thực hiện.
15.3.3. Vụ việc trong đó khách hàng mới có quyền lợi đối lập với khách hàng cũ trong cùng một vụ việc hoặc vụ việc khác có liên quan trực tiếp mà trước đó luật sư đã thực hiện cho khách hàng cũ;
15.3.4. Vụ việc của khách hàng có quyền lợi đối lập với quyền lợi của luật sư hoặc cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em của luật sư;
15.3.5. Vụ việc mà luật sư đã tham gia giải quyết với tư cách người tiến hành tố tụng, cán bộ, công chức khác trong cơ quan nhà nước, trọng tài viên, hòa giải viên;
15.3.6. Vụ việc của khách hàng do cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em của luật sư đang cung cấp dịch vụ pháp lý có quyền lợi đối lập với khách hàng của luật sư;
15.3.7. Trường hợp luật sư không được nhận hoặc thực hiện vụ việc cho khách hàng quy định tại Quy tắc 15.3 này, luật sư khác đang làm việc trong cùng tổ chức hành nghề luật sư cũng không được nhận hoặc thực hiện vụ việc, trừ trường hợp tại Quy tắc 15.3.4 và 15.3.6.
15.4. Luật sư vẫn có thể nhận hoặc thực hiện vụ việc trong các trường hợp tại Quy tắc 15.3, nếu có sự đồng ý bằng văn bản của khách hàng, trừ các trường hợp sau đây:
15.4.1 Các trường hợp bị cấm theo quy định của pháp luật;
15.4.2 Các vụ án, vụ việc tố tụng, vụ việc khiếu nại hành chính, vụ việc giải quyết tranh chấp theo thủ tục trọng tài, hòa giải thương mại;
15.4.3 Trường hợp tại Quy tắc 15.3.5.

Như vậy, luật sư và thân chủ tức là khách hàng của mình được xem là xảy ra xung đột lợi ích khi thuộc một trong các trường hợp được quy định theo quy tắc nêu trên.

Theo Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư, Sứ mệnh của luật sư là gì?

Căn cứ theo Quy tắc 1 tại Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 201/QĐ-HĐLSTQ năm 2019 về Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam do Hội đồng Luật sư toàn quốc ban hành, có quy định về sứ mệnh của một luật sư như sau:

Luật sư có sứ mệnh bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức, cơ quan, bảo vệ sự độc lập của tư pháp, góp phần bảo vệ công lý, công bằng, phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Bên cạnh đó, trong lời nói đầu của Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 201/QĐ-HĐLSTQ năm 2019 cũng đã nêu về nghề luật sư như sau:

Nghề luật sư ở Việt Nam là một nghề cao quý, bởi hoạt động nghề nghiệp của luật sư nhằm mục đích góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; góp phần phát triển kinh tế - xã hội, vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

Tính chuyên nghiệp và đạo đức nghề nghiệp là nền tảng cơ bản của nghề luật sư. Luật sư phải có bổn phận tự mình nâng cao trình độ, kỹ năng chuyên môn; nêu gương trong việc tôn trọng, chấp hành pháp luật; tự giác tuân thủ các quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp trong hoạt động hành nghề, trong lối sống và giao tiếp xã hội.

Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư quy định những chuẩn mực về đạo đức và ứng xử nghề nghiệp, là thước đo phẩm chất đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp của luật sư. Mỗi luật sư phải lấy Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư làm khuôn mẫu cho sự ứng xử và tu dưỡng, rèn luyện để giữ gìn uy tín nghề nghiệp, thanh danh của luật sư, xứng đáng với sự tôn vinh của xã hội.

Luật sư
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Luật sư được hướng dẫn cùng lúc tối đa bao nhiêu người tập sự hành nghề luật sư?
Lao động tiền lương
Luật sư được chỉ định là người bào chữa thì cần xuất trình giấy tờ gì?
Lao động tiền lương
Theo quy tắc đạo đức, luật sư hướng dẫn người tập sự hành nghề luật sư phải có thái độ như thế nào?
Lao động tiền lương
Luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý có phải là một trong những Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư hay không?
Lao động tiền lương
Luật sư có được đơn phương chấm dứt thực hiện dịch vụ pháp lý hay không?
Lao động tiền lương
Luật sư chỉ nhận vụ việc của khách hàng theo khả năng chuyên môn của mình phải không?
Lao động tiền lương
Theo quy tắc đạo đức nếu khác hàng có hành vi thái độ thiếu tôn trọng tại phiên tòa thì luật sư nên làm gì?
Lao động tiền lương
Luật sư có được quyền lựa chọn hình thức hành nghề hay không?
Lao động tiền lương
Một luật sư chỉ được thành lập hoặc tham gia thành lập một tổ chức hành nghề luật sư phải không?
Lao động tiền lương
Luật sư có được quyền thu thập chứng cứ trong các vụ án không?
Đi đến trang Tìm kiếm - Luật sư
1,672 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Luật sư
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào