Giấy phép hành nghề của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh thuộc LLVT được điều chỉnh trong trường hợp nào?
Giấy phép hành nghề của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh thuộc LLVT được điều chỉnh trong trường hợp nào?
Căn cứ theo Điều 11 Nghị định 16/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Trường hợp, điều kiện cấp điều chỉnh giấy phép hành nghề
1. Điều chỉnh giấy phép hành nghề đối với các trường hợp sau đây:
a) Đã được cấp giấy phép hành nghề, trong phạm vi hành nghề chưa có chuyên khoa và đề nghị bổ sung thêm chuyên khoa vào phạm vi hành nghề;
b) Đã được cấp giấy phép hành nghề, trong phạm vi hành nghề đã có chuyên khoa nhưng đề nghị bổ sung thêm chuyên khoa khác so với chuyên khoa đã được cấp trong phạm vi hành nghề;
c) Đã được cấp giấy phép hành nghề, trong phạm vi hành nghề đã có chuyên khoa nhưng đề nghị thay đổi chuyên khoa đã được phép hành nghề bằng chuyên khoa khác và không hành nghề theo chuyên khoa đã được cấp trong phạm vi hành nghề trước đó.
2. Điều kiện cấp điều chỉnh giấy phép hành nghề
a) Đối với trường hợp đã được cấp giấy phép hành nghề nhưng trong phạm vi hành nghề chưa có chuyên khoa và đề nghị bổ sung thêm chuyên khoa vào phạm vi hành nghề: Có văn bằng đào tạo chuyên khoa theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định này tương ứng với chức danh trên giấy phép hành nghề và chuyên khoa đề nghị bổ sung;
b) Đối với trường hợp đã được cấp giấy phép hành nghề, trong phạm vi hành nghề đã có chuyên khoa nhưng đề nghị bổ sung chuyên khoa khác so với chuyên khoa đã được cấp: Có văn bằng đào tạo chuyên khoa theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định này tương ứng với chức danh trên giấy phép hành nghề và chuyên khoa đề nghị bổ sung.
c) Đối với trường hợp đã được cấp giấy phép hành nghề, trong phạm vi hành nghề đã có chuyên khoa nhưng đề nghị thay đổi chuyên khoa: Có văn bằng đào tạo chuyên khoa tương ứng với chức danh và chuyên khoa đề nghị thay đổi theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định này.
Theo đó, giấy phép hành nghề của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh thuộc LLVT được điều chỉnh trong trường hợp sau:
- Đã được cấp giấy phép hành nghề, trong phạm vi hành nghề chưa có chuyên khoa và đề nghị bổ sung thêm chuyên khoa vào phạm vi hành nghề.
- Đã được cấp giấy phép hành nghề, trong phạm vi hành nghề đã có chuyên khoa nhưng đề nghị bổ sung thêm chuyên khoa khác so với chuyên khoa đã được cấp trong phạm vi hành nghề
- Đã được cấp giấy phép hành nghề, trong phạm vi hành nghề đã có chuyên khoa nhưng đề nghị thay đổi chuyên khoa đã được phép hành nghề bằng chuyên khoa khác và không hành nghề theo chuyên khoa đã được cấp trong phạm vi hành nghề trước đó.
Trong các trường hợp này phải có văn bằng đào tạo chuyên khoa trong lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh do cơ sở đào tạo trong nước cấp tương ứng với chức danh trên giấy phép hành nghề và chuyên khoa đề nghị bổ sung hoặc đề nghị thay đổi mới đủ điều kiện được điều chỉnh giấy phép hành nghề.
Giấy phép hành nghề của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh thuộc LLVT được điều chỉnh trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Đối tượng nào bắt buộc phải có giấy phép hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc LLVT?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Nghị định 16/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và hình thức tổ chức cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
1. Người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc lực lượng vũ trang nhân dân bao gồm:
a) Đối tượng phải có giấy phép hành nghề quy định tại khoản 1 Điều 26 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh;
b) Y tá thuộc đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân được tham gia vào hoạt động khám bệnh, chữa bệnh nhưng không cần giấy phép hành nghề theo quy định tại khoản 2 Điều 19 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh.
...
Như vậy, bắt buộc phải có giấy phép hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc LLVT đối với người hành nghề có các chức danh sau:
- Bác sỹ;
- Y sỹ;
- Điều dưỡng;
- Hộ sinh;
- Kỹ thuật y;
- Dinh dưỡng lâm sàng;
- Cấp cứu viên ngoại viện;
- Tâm lý lâm sàng;
- Lương y;
- Người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền.
Giấy phép hành nghề của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh thuộc LLVT hết hạn khi nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 14 Nghị định 16/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Quản lý giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh
1. Giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh:
a) Giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh là bản giấy cứng hoặc bản điện tử theo mẫu chung của Bộ Y tế. Nội dung trình bày theo Mẫu số 01a hoặc Mẫu số 01b Phụ lục I kèm theo Nghị định này, do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an in, cấp, quản lý;
b) Số giấy phép hành nghề phải bảo đảm tính liên tục, không trùng lặp trong quá trình cấp và mỗi người hành nghề chỉ được cấp một giấy phép hành nghề có thời hạn 05 năm và có giá trị sử dụng trên phạm vi toàn quốc;
c) Mã ký hiệu giấy phép hành nghề thực hiện theo Phụ lục IV kèm theo Nghị định này.
Theo đó, giấy phép hành nghề có thời hạn 5 năm, sau khi hết thời hạn 05 năm thì giấy phép hành nghề của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh thuộc LLVT hết hạn.
- Không còn quy định được miễn đào tạo nghề đấu giá từ 01/01/2025 đúng không?
- Thời điểm tổ chức Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT là khi nào?
- Các ngạch Thẩm phán có hiệu lực từ 1/1/2025?
- Toàn bộ các đối tượng cảnh vệ cụ thể từ 1/1/2025? Cán bộ, chiến sĩ cảnh vệ là ai?
- Cơ cấu tổ chức của Viện Khoa học Lao động và Xã hội thế nào? Nhiệm vụ và quyền hạn của đơn vị này là gì?