Giấy chứng nhận huấn luyện an toàn của người huấn luyện hết hạn thì có được cấp lại không?

Cho tôi hỏi giấy chứng nhận huấn luyện an toàn của người huấn luyện hết hạn thì có được cấp lại không? Câu hỏi từ anh Tâm (Vĩnh Long).

Giấy chứng nhận huấn luyện an toàn vệ sinh lao động của người huấn luyện hết hạn thì có được cấp lại không?

Căn cứ Điều 25 Nghị định 44/2016/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Nghị định 140/2018/NĐ-CP) quy định như sau:

Thời hạn cấp, cấp mới giấy chứng nhận huấn luyện, thẻ an toàn
1. Giấy chứng nhận huấn luyện, Thẻ an toàn có thời hạn 02 năm.
2. Trong vòng 30 ngày, trước khi Giấy chứng nhận huấn luyện, Thẻ an toàn hết hạn, người sử dụng lao động lập danh sách những người được cấp kèm theo kết quả huấn luyện hoặc giấy tờ chứng minh việc cập nhật kiến thức, kỹ năng về an toàn, vệ sinh lao động theo quy định tại Khoản 1 Điều 21 Nghị định này gửi tổ chức huấn luyện hoặc doanh nghiệp tự huấn luyện theo quy định tại Điều 26 và Điều 29 Nghị định này. Nếu kết quả huấn luyện đạt yêu cầu thì được cấp Giấy chứng nhận huấn luyện, Thẻ an toàn mới theo quy định tại Nghị định này.

Theo đó, trong vòng 30 ngày, trước khi Giấy chứng nhận huấn luyện hết hạn, người sử dụng lao động lập danh sách những người được cấp kèm theo kết quả huấn luyện gửi tổ chức huấn luyện. Nếu kết quả huấn luyện đạt yêu cầu thì được cấp Giấy chứng nhận huấn luyện mới theo quy định tại pháp luật.

Như vậy khi giấy chứng nhận huấn luyện hết hạn thì được cấp mới theo quy định trên.

Giấy chứng nhận huấn luyện an toàn của người huấn luyện hết hạn thì có được cấp lại không?

Giấy chứng nhận huấn luyện an toàn của người huấn luyện hết hạn thì có được cấp lại không? (Hình từ Internet)

Người huấn luyện an toàn vệ sinh lao động phải cập nhật kiến thức bao lâu một lần?

Căn cứ Điều 22 Nghị định 44/2016/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Nghị định 140/2018/NĐ-CP) quy định như sau:

Tiêu chuẩn người huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
1. Huấn luyện hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động
a) Người có trình độ từ đại học trở lên và có ít nhất 03 năm làm công việc nghiên cứu, xây dựng chính sách, pháp luật, thanh tra, kiểm tra, quản lý về an toàn, vệ sinh lao động;
b) Người có trình độ cao đẳng và có ít nhất 04 năm làm công việc nghiên cứu, xây dựng chính sách, pháp luật, thanh tra, kiểm tra, quản lý về an toàn, vệ sinh lao động.
2. Huấn luyện nội dung nghiệp vụ công tác an toàn, vệ sinh lao động và nội dung kiến thức cơ bản về an toàn, vệ sinh lao động:
a) Người có trình độ từ đại học trở lên và có ít nhất 03 năm làm công việc xây dựng hoặc tổ chức triển khai về công tác an toàn, vệ sinh lao động;
b) Người có trình độ cao đẳng và có ít nhất 04 năm làm công việc xây dựng, tổ chức triển khai thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động;
c) Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động tại doanh nghiệp không thuộc điểm a, điểm b Khoản này và có ít nhất 05 năm làm công việc an toàn, vệ sinh lao động.
3. Huấn luyện nội dung lý thuyết chuyên ngành:
a) Người có trình độ từ đại học trở lên có chuyên môn phù hợp với chuyên ngành huấn luyện và có ít nhất 03 năm làm công việc xây dựng, tổ chức triển khai thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động.
b) Người có trình độ cao đẳng có chuyên môn phù hợp với chuyên ngành huấn luyện và có ít nhất 04 năm làm công việc xây dựng, tổ chức triển khai thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động.
4. Huấn luyện thực hành:
a) Huấn luyện thực hành nhóm 2: Người có trình độ từ cao đẳng trở lên, phù hợp với chuyên ngành huấn luyện, thông thạo công việc thực hành đối với máy, thiết bị, hóa chất, công việc được áp dụng thực hành theo chương trình khung huấn luyện;
b) Huấn luyện thực hành nhóm 3: Người có trình độ từ trung cấp trở lên phù hợp với chuyên ngành huấn luyện; có ít nhất 03 năm làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động, hoặc làm công việc có liên quan đến công tác an toàn, vệ sinh lao động ở cơ sở phù hợp với công việc huấn luyện;
c) Huấn luyện thực hành nhóm 4: Người có trình độ trung cấp kỹ thuật trở lên, phù hợp với chuyên ngành huấn luyện hoặc người có thời gian làm việc thực tế ít nhất 03 năm trong chuyên ngành huấn luyện;
d) Huấn luyện thực hành sơ cứu, cấp cứu tai nạn lao động: Người có trình độ từ cao đẳng chuyên ngành y trở lên và có ít nhất 3 năm kinh nghiệm trực tiếp tham gia công tác sơ cứu, cấp cứu hoặc có trình độ bác sĩ;
đ) Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động tại doanh nghiệp không thuộc điểm a, b, c Khoản này nhưng có ít nhất 04 năm làm công việc an toàn, vệ sinh lao động thì được huấn luyện thực hành theo quy định tại các điểm a, b, c Khoản này phù hợp với kinh nghiệm.
5. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết chương trình khung huấn luyện cho người huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động, việc miễn giảm các nội dung huấn luyện đã học, việc tổ chức sát hạch và cấp giấy chứng nhận.
6. Định kỳ 5 năm, người huấn luyện phải tham dự khóa tập huấn cập nhật kiến thức, thông tin, chính sách, pháp luật, khoa học, công nghệ về an toàn, vệ sinh lao động, trừ người huấn luyện thuộc điểm a Khoản 1 Điều này, người huấn luyện sơ cấp cứu.
...

Theo đó, người huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động định kỳ 05 năm phải tham dự khóa tập huấn cập nhật kiến thức, thông tin, chính sách, pháp luật, khoa học, công nghệ về an toàn, vệ sinh lao động, trừ trường hợp người có trình độ từ đại học trở lên và có ít nhất 03 năm làm công việc nghiên cứu, xây dựng chính sách, pháp luật, thanh tra, kiểm tra, quản lý về an toàn, vệ sinh lao động; người huấn luyện sơ cấp cứu.

Bao lâu thì người huấn luyện an toàn vệ sinh lao động phải tham gia ôn lại kiến thức đã được huấn luyện?

Căn cứ khoản 1 Điều 21 Nghị định 44/2016/NĐ-CP quy định như sau:

Huấn luyện, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng về an toàn, vệ sinh lao động và huấn luyện định kỳ
1. Huấn luyện cập nhật kiến thức, kỹ năng về an toàn, vệ sinh lao động theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 Luật an toàn, vệ sinh lao động
Ít nhất 02 năm một lần, kể từ ngày Giấy chứng nhận huấn luyện, Thẻ an toàn có hiệu lực, người được huấn luyện phải tham dự khóa huấn luyện để ôn lại kiến thức đã được huấn luyện và cập nhật mới kiến thức, kỹ năng về an toàn, vệ sinh lao động. Thời gian huấn luyện ít nhất bằng 50% thời gian huấn luyện lần đầu. Người làm công tác y tế thực hiện việc cập nhật kiến thức theo quy định tại điểm c Khoản 3 Điều 73 Luật an toàn, vệ sinh lao động.
...

Theo đó, ít nhất 02 năm một lần, kể từ ngày Giấy chứng nhận huấn luyện, Thẻ an toàn có hiệu lực, người được huấn luyện phải tham dự khóa huấn luyện để ôn lại kiến thức đã được huấn luyện và cập nhật mới kiến thức, kỹ năng về an toàn, vệ sinh lao động.

Huấn luyện an toàn lao động
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Nội dung huấn luyện an toàn lao động cho người làm công tác an toàn vệ sinh lao động là gì?
Lao động tiền lương
Công ty tự chủ động huấn luyện an toàn lao động cho nhân viên được không?
Lao động tiền lương
Người lao động là bảo vệ có phải tham gia huấn luyện an toàn lao động?
Lao động tiền lương
Người lao động có phải tham gia huấn luyện an toàn lao động trước khi sử dụng thiết bị yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động không?
Lao động tiền lương
Giấy chứng nhận huấn luyện an toàn của người huấn luyện hết hạn thì có được cấp lại không?
Lao động tiền lương
Người lao động thử việc có phải tham gia huấn luyện an toàn lao động không?
Đi đến trang Tìm kiếm - Huấn luyện an toàn lao động
1,126 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào