Giáo viên được cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy giỏi khi nào?
Giáo viên được cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy giỏi khi nào?
Căn cứ theo Điều 5 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 22/2019/TT-BGDĐT quy định như sau:
Công nhận danh hiệu giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi
1. Giáo viên được công nhận là giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi và được cấp giấy chứng nhận của cơ quan tổ chức Hội thi khi tham gia đủ các nội dung của Hội thi giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi và đạt các yêu cầu theo quy định về đánh giá kết quả của giáo viên dự thi theo từng cấp quy định tại Điều 17 của Quy định này.
2. Danh hiệu giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi được bảo lưu như sau: Danh hiệu giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi cấp trường được bảo lưu trong thời hạn 01 năm tiếp theo năm được công nhận là giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi cấp trường; danh hiệu giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi cấp huyện được bảo lưu trong thời hạn 01 năm tiếp theo năm được công nhận là giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi cấp huyện; danh hiệu giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi cấp tỉnh được bảo lưu trong thời hạn 03 năm tiếp theo năm được công nhận là giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi cấp tỉnh.
3. Danh hiệu giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi được bảo lưu không sử dụng làm tiêu chuẩn để tham dự Hội thi giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi các cấp.
Theo đó, giáo viên được cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy giỏi khi tham gia đủ các nội dung của Hội thi giáo viên dạy giỏi và đạt các yêu cầu theo quy định về đánh giá kết quả của giáo viên dự thi theo từng cấp.
Giáo viên được cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy giỏi khi nào? (Hình từ Internet)
Đánh giá phần thực hành tiết dạy của giáo viên dự thi như thế nào?
Căn cứ theo Điều 17 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 22/2019/TT-BGDĐT quy định như sau:
Tổ chức thi, đánh giá các nội dung và kết quả Hội thi
1. Tổ chức thi: Ban Tổ chức sắp xếp thời gian tiến hành các nội dung thi; thông báo lịch thi cho các cá nhân và đơn vị tham gia; tạo điều kiện để giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục dự thực hành tiết dạy, tổ chức hoạt động giáo dục, dự phần trình bày biện pháp nâng cao chất lượng công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em và nâng cao chất lượng công tác giảng dạy, chủ nhiệm lớp của giáo viên tham dự Hội thi.
2. Đánh giá các nội dung thi:
a) Đối với phần thực hành tiết dạy, tổ chức hoạt động giáo dục:
- Phần thực hành tiết dạy, tổ chức hoạt động giáo dục được ít nhất 03 giám khảo cho điểm và đánh giá theo quy định hiện hành.
- Sau khi giáo viên hoàn thành phần thực hành tiết dạy, tổ chức hoạt động giáo dục, giám khảo nhận xét, đánh giá rút kinh nghiệm với giáo viên dự thi.
b) Đối với phần trình bày biện pháp nâng cao chất lượng công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em; công tác giảng dạy; công tác chủ nhiệm lớp:
- Giáo viên trình bày biện pháp; giám khảo trao đổi, đánh giá và thống nhất mức đạt hoặc chưa đạt. Phần trình bày biện pháp đạt mức đạt khi đảm bảo các yêu cầu: Nêu rõ được biện pháp có hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu đổi mới dạy học và giáo dục, phù hợp với đối tượng trẻ em, học sinh và thực tiễn nhà trường, địa phương trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em và công tác giảng dạy, công tác chủ nhiệm lớp của cá nhân giáo viên tại cơ sở giáo dục, nơi giáo viên đang làm việc; biện pháp được nhà trường và đồng nghiệp ghi nhận và có minh chứng về sự tiến bộ của trẻ em, học sinh khi áp dụng biện pháp. Nếu không đảm bảo các yêu cầu trên thì phần trình bày biện pháp là chưa đạt.
- Phần trình bày biện pháp được ít nhất 03 giám khảo đánh giá.
3. Đánh giá kết quả của giáo viên dự thi:
Giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi cấp trường, cấp huyện và cấp tỉnh phải đảm bảo: Phần thực hành tiết dạy, tổ chức hoạt động giáo dục được ít nhất 2/3 số giám khảo đánh giá loại giỏi, và không có giám khảo đánh giá là loại trung bình trở xuống; phần trình bày biện pháp được ít nhất 2/3 số giám khảo đánh giá mức đạt.
4. Kết quả Hội thi được công bố tại buổi tổng kết Hội thi và được gửi đến các đơn vị dự thi. Chậm nhất sau 05 ngày làm việc có báo cáo kết quả Hội thi về cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp.
Theo đó, đánh giá phần thực hành tiết dạy của giáo viên dự thi như sau:
- Phần thực hành tiết dạy được ít nhất 03 giám khảo cho điểm và đánh giá theo quy định hiện hành.
- Sau khi giáo viên hoàn thành phần thực hành tiết dạy giám khảo nhận xét, đánh giá rút kinh nghiệm với giáo viên dự thi.
Giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp trường, cấp huyện và cấp tỉnh thì phần thực hành tiết dạy được ít nhất 2/3 số giám khảo đánh giá loại giỏi, và không có giám khảo đánh giá là loại trung bình trở xuống.
Giáo viên được khiếu nại về kết quả Hội thi giáo viên dạy giỏi không?
Căn cứ theo Điều 18 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 22/2019/TT-BGDĐT quy định như sau:
Khiếu nại và giải quyết khiếu nại
Giáo viên, đơn vị có giáo viên tham dự Hội thi có quyền khiếu nại với Ban tổ chức Hội thi về từng nội dung thi và kết quả Hội thi. Ban Tổ chức Hội thi có trách nhiệm giải quyết mọi khiếu nại trước khi kết thúc Hội thi.
Theo đó, giáo viên được khiếu nại về kết quả Hội thi giáo viên dạy giỏi với Ban tổ chức Hội thi.
Ban Tổ chức Hội thi có trách nhiệm giải quyết mọi khiếu nại trước khi kết thúc Hội thi.
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Các mẫu hợp đồng lao động 2025 chuẩn nhất cho doanh nghiệp và người lao động phải đảm bảo những nội dung nào?
- Chốt thời điểm cho ý kiến cải cách tiền lương, lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội trong Báo cáo của Chính phủ năm 2025 chưa?
- Trong năm 2025, nguồn tích lũy cho cải cách tiền lương của ngân sách trung ương và địa phương đến hết năm 2024 còn dư được sử dụng để làm gì?