Giám đốc có được tự ký hợp đồng lao động với chính mình hay không?
Giám đốc có được tự ký hợp đồng lao động với chính mình hay không?
Tại khoản 3 Điều 141 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định như sau:
Phạm vi đại diện
1. Người đại diện chỉ được xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện theo căn cứ sau đây:
a) Quyết định của cơ quan có thẩm quyền;
b) Điều lệ của pháp nhân;
c) Nội dung ủy quyền;
d) Quy định khác của pháp luật.
2. Trường hợp không xác định được cụ thể phạm vi đại diện theo quy định tại khoản 1 Điều này thì người đại diện theo pháp luật có quyền xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của người được đại diện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
3. Một cá nhân, pháp nhân có thể đại diện cho nhiều cá nhân hoặc pháp nhân khác nhau nhưng không được nhân danh người được đại diện để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với chính mình hoặc với bên thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
...
Theo quy định trên thì cá nhân, pháp nhân không được nhân danh người được đại diện để xác lập thực hiện giao dịch dân sự với chính mình hoặc với bên thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó.
Do đó, giám đốc (người đại diện theo pháp luật) của công ty sẽ không thể đại diện cho pháp nhân để ký hợp đồng lao động (thực hiện giao dịch dân sự) với chính mình.
Giám đốc có được tự ký hợp đồng lao động với chính mình hay không? (Hình từ Internet)
Ai là người ký hợp đồng lao động với giám đốc công ty cổ phần?
Tại điểm i khoản 2 Điều 153 Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định như sau:
Hội đồng quản trị
...
2. Hội đồng quản trị có quyền và nghĩa vụ sau đây:
...
g) Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ;
h) Thông qua hợp đồng mua, bán, vay, cho vay và hợp đồng, giao dịch khác có giá trị từ 35% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định tỷ lệ hoặc giá trị khác và hợp đồng, giao dịch thuộc thẩm quyền quyết định của Đại hội đồng cổ đông theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 138, khoản 1 và khoản 3 Điều 167 của Luật này;
i) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị; bổ nhiệm, miễn nhiệm, ký kết hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý quan trọng khác do Điều lệ công ty quy định; quyết định tiền lương, thù lao, thưởng và lợi ích khác của những người quản lý đó; cử người đại diện theo ủy quyền tham gia Hội đồng thành viên hoặc Đại hội đồng cổ đông ở công ty khác, quyết định mức thù lao và quyền lợi khác của những người đó;
...
Theo đó, Hội đồng quản trị có quyền ký kết hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý quan trọng khác do Điều lệ công ty quy định.
Theo quy định tại Điều 134 và Điều 135 Bộ luật Dân sự 2015 về đại diện và căn cứ xác lập quyền đại diện thì đại diện là việc cá nhân, pháp nhân (sau đây gọi chung là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác (sau đây gọi chung là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. Quyền đại diện được xác lập theo ủy quyền giữa người được đại diện và người đại diện (sau đây gọi là đại diện theo ủy quyền).
Do đó, giám đốc có thể căn cứ theo Luật Doanh nghiệp 2020, điều lệ Công ty về thẩm quyền ký hợp đồng lao động những người có chức năng quản lý trong Hội đồng quản trị, trong công ty hoặc làm ủy quyền để ký hợp đồng lao động.
- Thứ nhất, giám đốc có thể ủy quyền cho phó giám đốc hoặc 1 cá nhân khác đại diện cho công ty ký hợp đồng lao động với mình.
- Thứ hai, giám đốcc có thể ủy quyền cho một người khác để đại diện cho mình với tư cách là người lao động ký hợp đồng với công ty.
Giám đốc công ty có phải đóng bảo hiểm xã hội không?
Tại khoản 24 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
...
24. Người quản lý doanh nghiệp là người quản lý doanh nghiệp tư nhân và người quản lý công ty, bao gồm chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác theo quy định tại Điều lệ công ty.
Đồng thơi, tại Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định như sau:
Đối tượng áp dụng
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
...
h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
Như vậy, trong trường hợp này giám đốc công ty được xem là người quản lý doanh nghiệp, do đó theo quy định trên trường hợp giám đốc công ty là người có hưởng lương thì sẽ phải tham gia đóng bảo hiểm xã hội.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Gửi Bộ Nội vụ kế hoạch biên chế công chức hằng năm chậm nhất ngày 15/6 đúng không?
- Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi thành lập cho đến nay đã đổi tên mấy lần? Những điều CBCCVC là đảng viên không được làm là gì?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?