Giải quyết chế độ ốm đau người lao động có thời gian làm việc tại công ty chưa đóng đủ BHXH ra sao?
Công ty nào được xem là công ty chưa đóng đủ BHXH?
Căn cứ theo Mục 1 Công văn 1880/BHXH-CSXH năm 2023 có quy định đối tượng là các đơn vị sử dụng lao động chưa đóng BHXH như sau:
I. Các đơn vị sử dụng lao động chưa đóng đủ BHXH bao gồm:
- Đơn vị đang làm thủ tục phá sản;
- Đơn vị đã có Quyết định phá sản của Tòa án;
- Đơn vị không còn hoạt động kinh doanh tại địa chỉ đã đăng ký;
- Đơn vị không có người đại diện theo pháp luật.
Như vậy, người lao động có thời gian làm việc tại một trong các công ty trên được xem là làm việc tại các đơn vị sử dụng lao động chưa đóng đủ BHXH.
Giải quyết chế độ ốm đau người lao động có thời gian làm việc tại công ty chưa đóng đủ BHXH ra sao?
Thời gian hưởng chế độ ốm đau của người lao động là bao nhiêu ngày?
Căn cứ Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định về thời gian hưởng chế độ ốm đau như sau:
Thời gian hưởng chế độ ốm đau
1. Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm đối với người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d và h khoản 1 Điều 2 của Luật này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần và được quy định như sau:
a) Làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng 30 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên;
b) Làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên thì được hưởng 40 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 50 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 70 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên.
2. Người lao động nghỉ việc do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành thì được hưởng chế độ ốm đau như sau:
a) Tối đa 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần;
b) Hết thời hạn hưởng chế độ ốm đau quy định tại điểm a khoản này mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.
3. Thời gian hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 2 của Luật này căn cứ vào thời gian điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.
Như vậy, khi người lao động đáp ứng điều kiện không thuộc các trường hợp theo khoản 2 Điều 3 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH thì mới được hưởng chế độ ốm đau. Thời gian hưởng chế độ ốm đau được quy định như trên.
Giải quyết chế độ ốm đau người lao động có thời gian làm việc tại công ty chưa đóng đủ BHXH ra sao?
Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục 3 Công văn 1880/BHXH-CSXH năm 2023 có quy định về việc giải quyết chế độ ốm đau như sau:
Giải quyết chế độ BHXH đối với người lao động
1. Về chế độ ốm đau, thai sản
a) Cơ quan BHXH giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe đối với người lao động căn cứ thời gian thực đóng BHXH đã được xác nhận.
b) Đối với trường hợp sinh con, nhận nuôi con nuôi, mang thai hộ: Người lao động có thời gian đóng BHXH vào quỹ ốm đau, thai sản (không bao gồm thời gian chưa đóng tiền BHXH) mà đủ 6 tháng trở lên theo quy định tại khoản 2 Điều 31 Luật BHXH năm 2014, khoản 2 Điều 9 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, khoản 5 Điều 1 Thông tư số 06/2021/TT-BLĐTBXH ngày 07/7/2021 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc 3 tháng trở lên theo quy định tại khoản 3 Điều 31 Luật BHXH năm 2014, nếu đảm bảo căn cứ để xác định người lao động chưa hưởng chế độ thì cơ quan BHXH giải quyết trợ cấp thai sản theo quy định tại thời điểm người lao động sinh con, nhận nuôi con nuôi, nhận con.
c) Khi khoản tiền BHXH chưa đóng được đóng bù bởi đơn vị hoặc nguồn tài chính khác và làm thay đổi mức trợ cấp thì điều chỉnh lại mức hưởng theo quy định của chính sách (tại thời điểm người lao động đủ điều kiện hưởng) để chi trả bổ sung.
Đồng thời, căn cứ theo Mục 2 Công văn 1880/BHXH-CSXH năm 2023 có quy định về xác nhận thời gian tham gia trên sổ BHXH của người lao động như sau:
II. Xác nhận thời gian tham gia BHXH trên sổ BHXH và thu BHXH đối với người lao động
1. Đối tượng: Người lao động tại các đơn vị sử dụng lao động chưa đóng đủ BHXH nêu tại mục I Công văn này.
2. Xác nhận thời gian tham gia trên sổ BHXH đối với người lao động để làm căn cứ giải quyết chế độ BHXH:
Thực hiện theo điểm 3.2 khoản 3 Điều 46 Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của BHXH Việt Nam được sửa đổi, bổ sung tại khoản 72 Điều 1 Quyết định số 505/QĐ-BHXH ngày 27/3/2020 của BHXH Việt Nam: Xác nhận sổ BHXH cho người lao động đến thời điểm đã đóng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (BHTNLĐ-BNN).
Như vậy đối với người lao động làm việc tại các công ty chưa đóng đủ BHXH sẽ được xác nhận thời gian tham gia trên sổ BHXH đến thời điểm đóng BHXH.
Khi khoản tiền BHXH chưa đóng được đóng bù bởi đơn vị hoặc nguồn tài chính khác và làm thay đổi mức trợ cấp thì điều chỉnh lại mức hưởng theo quy định của chính sách (tại thời điểm người lao động đủ điều kiện hưởng) để chi trả bổ sung.
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?
- Black Friday là thứ mấy? Trong tháng 11 2024 có ngày lễ lớn nào NLĐ được nghỉ hưởng nguyên lương không?