Giá dịch vụ theo hợp đồng môi giới xuất khẩu lao động là bao nhiêu?
Giá dịch vụ theo hợp đồng môi giới xuất khẩu lao động là bao nhiêu?
Căn cứ theo Điều 22 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 được sửa đổi bởi Khoản 12 Điều 73 Luật Giá 2023 quy định như sau:
Hợp đồng môi giới và giá dịch vụ theo hợp đồng môi giới
1. Hợp đồng môi giới là văn bản thỏa thuận giữa doanh nghiệp dịch vụ với tổ chức, cá nhân trung gian về việc giới thiệu bên nước ngoài tiếp nhận lao động Việt Nam để giao kết hợp đồng cung ứng lao động theo quy định của Luật này.
2. Giá dịch vụ theo hợp đồng môi giới do hai bên thỏa thuận và được ghi rõ trong hợp đồng nhưng không vượt quá mức trần theo quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết mức trần giá dịch vụ theo hợp đồng môi giới phù hợp với từng thị trường, ngành, nghề, công việc cụ thể theo từng thời kỳ có người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
Theo đó, Giá dịch vụ theo hợp đồng môi giới do hai bên thỏa thuận và được ghi rõ trong hợp đồng nhưng không vượt quá mức trần theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Dẫn chiếu khoản 4 Điều 23 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 về mức trần tiền dịch vụ thu từ người lao động như sau:
Tiền dịch vụ
...
4. Mức trần tiền dịch vụ thu từ người lao động được quy định như sau:
a) Không quá 01 tháng tiền lương của người lao động theo hợp đồng cho mỗi 12 tháng làm việc; đối với sĩ quan và thuyền viên làm việc trên tàu vận tải biển không quá 1,5 tháng tiền lương của người lao động theo hợp đồng cho mỗi 12 tháng làm việc. Trường hợp thỏa thuận trong hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài từ 36 tháng trở lên thì tiền dịch vụ không được quá 03 tháng tiền lương của người lao động theo hợp đồng;
b) Trường hợp có thỏa thuận về việc thu tiền dịch vụ cho thời gian gia hạn hợp đồng lao động trong hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài thì mức tiền dịch vụ tối đa cho mỗi 12 tháng gia hạn làm việc không quá 0,5 tháng tiền lương của người lao động theo hợp đồng;
c) Đối với một số thị trường, ngành, nghề, công việc cụ thể, Bổ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết mức trần tiền dịch vụ thấp hơn quy định tại điểm a và điểm b khoản này.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì mức trần tiền dịch vụ tối đa thu từ người lao động mỗi năm (12 tháng) làm việc như sau:
- Tiền dịch vụ không quá 01 tháng tiền lương của người lao động theo hợp đồng.
- Đối với sĩ quan và thuyền viên làm việc trên tàu vận tải biển: Không quá 1,5 tháng tiền lương của người lao động theo hợp đồng.
Bên cạnh đó, mức trần phí dịch vụ thu từ người lao động còn được xác định theo các trường hợp sau:
- Trường hợp thỏa thuận trong hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài từ 36 tháng trở lên: Tiền dịch vụ không được quá 03 tháng tiền lương của người lao động theo hợp đồng;
- Trường hợp có thỏa thuận về việc thu tiền dịch vụ cho thời gian gia hạn hợp đồng lao động trong hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài: Mức tiền dịch vụ tối đa cho mỗi 12 tháng gia hạn làm việc không quá 0,5 tháng tiền lương của người lao động theo hợp đồng.
Giá dịch vụ theo hợp đồng môi giới xuất khẩu lao động là bao nhiêu?
Tiền dịch vụ mà doanh nghiệp dịch vụ thu từ người lao động phải bảo đảm các nguyên tắc nào?
Tại khoản 2 Điều 23 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 thì doanh nghiệp dịch vụ thu tiền từ người lao động đi làm việc ở nước ngoài phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Theo thỏa thuận giữa người lao động và doanh nghiệp dịch vụ;
- Không vượt quá mức trần quy định tại khoản 4 Điều 23 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020;
- Chỉ được thu sau khi hợp đồng cung ứng lao động đã được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chấp thuận và hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài đã được ký kết;
- Trong trường hợp bên nước ngoài tiếp nhận lao động đã trả tiền dịch vụ thì chỉ được thu từ người lao động số tiền còn thiếu so với mức tiền dịch vụ đã thỏa thuận.
Chi nhánh được giao nhiệm vụ hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi xuất khẩu lao động có được ký kết hợp đồng môi giới không?
Căn cứ Điều 17 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 quy định như sau:
Chi nhánh được giao nhiệm vụ hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
1. Doanh nghiệp dịch vụ được giao nhiệm vụ cho chi nhánh của doanh nghiệp để thực hiện một số hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và chịu trách nhiệm về hoạt động của chi nhánh. Chi nhánh được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
2. Chi nhánh được hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Được doanh nghiệp dịch vụ giao nhiệm vụ;
b) Người đứng đầu chi nhánh đáp ứng điều kiện theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 10 của Luật này;
c) Có đủ số lượng nhân viên nghiệp vụ thực hiện nhiệm vụ được giao;
d) Có cơ sở vật chất của chi nhánh hoặc được chi nhánh thuê để thực hiện nhiệm vụ giáo dục định hướng được giao.
3. Chi nhánh được giao nhiệm vụ hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng không được thực hiện hoạt động sau đây:
a) Ký kết, thanh lý hợp đồng cung ứng lao động, hợp đồng môi giới, hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài;
b) Thu tiền dịch vụ, tiền ký quỹ của người lao động.
...
Theo đó, chi nhánh được được giao nhiệm vụ hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi xuất khẩu lao động không được ký kết hợp đồng môi giới.
- Black Friday là ngày nào 2024? Black Friday 2024 kéo dài bao lâu? Người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương vào ngày này không?
- Chính thức mức tăng lương cơ sở 2026 bao nhiêu đối với toàn bộ cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang còn phải phụ thuộc vào các điều kiện kinh tế thế nào?
- Thống nhất xây dựng 05 bảng lương mới cho CBCCVC và LLVT bằng mức lương cơ bản thay vì mức lương cơ sở như hiện nay có đúng không?
- Thống nhất 03 mức lương hưu trong năm 2025 cho đối tượng là người lao động, CBCCVC và LLVT, cụ thể ra sao?
- 02 lý do chưa thể tăng lương hưu cho CBCCVC và LLVT trong đợt tăng lương hưu mới là gì?