Găng tay cách điện có các thuộc tính riêng gì?
Găng tay cách điện có các thuộc tính riêng gì?
Thuộc tính riêng găng tay cách điện theo tiểu mục 2.7 Mục 2 QCVN 24:2014/BLĐTBXH ban hành theo Thông tư 37/2014/TT-BLĐTBXH cụ thể:
- Khả năng chịu axít
Găng tay loại A phải chịu được a xít phải tuân theo khoản 8.7.1 Điều 8.7 mục 8 của TCVN 8084: 2009 (IEC 60903:2002). Sau khi nhúng trong dung dịch a xít sunphuric, găng tay phải qua được các thử nghiệm dưới đây:
+ Thử nghiệm kiểm chứng điện môi nhưng không phải chịu ổn định độ ẩm
+ Độ bền kéo và độ dãn dài tại thời điểm đứt: các giá trị đạt được không được nhỏ hơn 75% giá trị đạt được trên găng tay chưa nhúng axít.
- Khả năng chịu dầu
Găng tay loại H phải chịu được các thử nghiệm quy định ở khoản 8.7.2 Điều 8.7 Mục 8 TCVN 8084: 2009 (IEC 60903:2002)
+ Thử nghiệm kiểm chứng điện môi nhưng không phải chịu ổn định độ ẩm;
+. Độ bền kéo và độ dãn dài tại thời điểm đứt: giá trị đạt được không được nhỏ hơn 50% giá trị đạt được trên găng tay chưa nhúng dầu.
- Khả năng chịu ôzôn
Găng tay loại Z phải chịu được ôzôn phải tuân theo khoản 8.7.3 Điều 8.7 Mục 8 TCVN 8084: 2009 (IEC 60903:2002). Sau khi ổn định, găng tay phải cho thấy không có các vết nứt khi quan sát bằng mắt thường. Từng găng tay cũng phải qua được thử nghiệm kiểm chứng điện môi nhưng không phải chịu ổn định độ ẩm.
- Khả năng chịu axit, dầu và ôzôn
Găng tay loại R phải chịu được a xít, dầu và ôzôn
- Khả năng chịu nhiệt độ cực thấp
Găng tay loại C phải chịu được nhiệt độ cực thấp. Găng tay không được bị rách, thủng hoặc nứt nhìn thấy được sau khi chịu thử nghiệm nhiệt độ cực thấp phải tuân theo khoản 8.7.4 Điều 8.7 Mục 8 TCVN 8084: 2009 (IEC 60903:2002).
Từng găng tay cũng phải qua được thử nghiệm kiểm chứng điện môi nhưng không phải chịu ổn định độ ẩm.
Găng tay cách điện có các thuộc tính riêng gì?
Yêu cầu cụ thể về cơ đối với găng tay bằng vật liệu cách điện theo TCVN 8084:2009 là gì?
Căn cứ theo Mục 6 TCVN 8084:2009 (IEC 60903 : 2002) về Làm việc có điện - Găng tay bằng vật liệu cách điện có yêu cầu về cơ như sau:
6.1 Găng tay cách điện – Khả năng chịu xuyên thủng về cơ
Khả năng chịu xuyên thủng trung bình về cơ phải lớn hơn 18 N/mm, như qui định ở 8.3.2.
6.2 Găng tay kết hợp
6.2.1 Khả năng chịu xuyên thủng về cơ
Khả năng chịu xuyên thủng về cơ phải tương ứng với giá trị lực lớn hơn 60 N, như qui định ở 8.3.2.
6.2.2 Khả năng chịu mài mòn
Độ mài mòn trung bình, có được từ thử nghiệm khả năng chịu mài mòn, không được lớn hơn 0,05 mg/r, như qui định ở 9.1.
6.2.3 Khả năng chịu cắt
Khả năng chịu cắt phải tương ứng với chỉ số tính toán ít nhất bằng 2,5, như qui định ở 9.2.
6.2.4 Khả năng chịu xé
Khả năng chịu xé phải tương ứng với giá trị lực trung bình lớn hơn 25 N, như qui định ở 9.3.
Bên cạnh đó, yêu cầu về điện đối với găng tay kết hợp loại dài cũng được quy định cụ thể tại Mục 7 TCVN 8084:2009 (IEC 60903 : 2002) về Làm việc có điện - Găng tay bằng vật liệu cách điện như sau:
Găng tay kết hợp loại dài phải đáp ứng các yêu cầu về điện áp thử nghiệm kiểm chứng ở 5.3, sử dụng qui trình ở 8.4.
Phần của găng tay đến khuỷu tay phải đáp ứng các yêu cầu về khả năng chịu điện áp thử nghiệm ở 5.3, sử dụng qui trình ở 8.4.
Ngoài ra, găng tay kết hợp loại dài phải qua được thử nghiệm dòng điện rò bề mặt như qui định ở Bảng 5 và Điều 10.
Thử nghiệm rò bề mặt được xem là đạt nếu:
- đạt đến điện áp thử nghiệm và duy trì điện áp đó mà không có phóng điện bề mặt trong thời gian thử nghiệm;
- dòng điện rò không vượt quá các giá trị qui định tại bất kỳ thời điểm nào trong thời gian thử nghiệm;
- không có dấu hiệu phóng điện hoặc ăn mòn nhìn thấy được trên bề mặt.
Bảng 5 – Thử nghiệm dòng điện rò bề mặt đối với găng tay kết hợp loại dài
Cấp của găng tay | Điện áp thử nghiệm kV, giá trị hiệu dụng | Dòng điện rò lớn nhất mA, giá trị hiệu dụng |
1 2 3 | 10 20 30 | 10 10 10 |
Găng tay cách điện sản xuất trong nước được quy định như thế nào?
Găng tay cách điện sản xuất trong nước được quy định ở tiểu mục 3.1 Mục 3 QCVN 24:2014/BLĐTBXH ban hành theo Thông tư 37/2014/TT-BLĐTBXH, găng tay cách điện sản xuất trong nước được quy định như sau:
- Găng tay cách điện sản xuất trong nước phải được chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy phù hợp với các quy định tại mục 2 của Quy chuẩn này.
Việc chứng nhận hợp quy do các tổ chức chứng nhận hợp quy đã được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ định thực hiện và thực hiện theo phương thức:
Thử nghiệm mẫu điển hình kết hợp đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất (Phương thức 3 trong « Quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật » ban hành kèm theo Thông tư 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ).
- Găng tay cách điện sản xuất trong nước trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường phải gắn dấu hợp quy và ghi nhãn theo quy định hiện hành của Việt Nam, với các thông tin tối thiểu tại Điều 5.7 mục 5 TCVN 8084: 2009 (IEC 60903:2002), được đóng gói theo quy định tại Điều 5.8 mục 5 TCVN 8084: 2009 (IEC 60903:2002).
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Các mẫu hợp đồng lao động 2025 chuẩn nhất cho doanh nghiệp và người lao động phải đảm bảo những nội dung nào?
- Người lao động được nghỉ giữa giờ bao lâu?