Freelancer là gì? Các nghề Freelancer có thu nhập cao và phổ biến hiện nay?
Freelancer là gì?
Freelancer là một thuật ngữ Tiếng Anh, được dịch nghĩa là người lao động tự do, những người được trả tiền để thực hiện các công việc được thuê mà không bị ràng buộc vào địa điểm hay thời gian làm việc. Người làm Freelancer chủ yếu làm các công việc cần trình độ trí thức, am hiểu, kinh nghiệm cũng như chuyên môn trên các nền tảng internet.
Hiện nay chưa có quy định giải thích về thuật ngữ này. Tuy nhiên, căn cứ khoản 1 Điều 3 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Bộ luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Người lao động là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động.
Độ tuổi lao động tối thiểu của người lao động là đủ 15 tuổi, trừ trường hợp quy định tại Mục 1 Chương XI của Bộ luật này.
...
Theo đó, người lao động là người làm việc cho người sử dụng lao động, còn người lao động tự do có thể hiểu là người làm việc một cách tự do không chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động.
Hiện nay, Freelancer là hình thức làm việc mới được giới trẻ lựa chọn vì xu hướng hiện đại.
Freelancer là gì? Các nghề Freelancer có thu nhập cao và phổ biến hiện nay? (Hình từ Internet)
Các nghề Freelancer có thu nhập cao và phổ biến hiện nay?
Các nghề Freelancer có thu nhập cao hiện nay là những nghề mà bạn có thể kiếm được nhiều tiền bằng cách làm việc tự do, không phụ thuộc vào một công ty cố định. Có thể tham khảo một số ngành nghề freelancer có thu nhập cao hiện nay như:
- Lập trình website/Lập trình app: Bạn có thể viết code cho các dự án web, app, game, hoặc các ứng dụng khác theo yêu cầu của khách hàng. Mức lương của lập trình viên Freelancer có thể từ 10 triệu đến 50 triệu đồng/tháng;
- Designer: Bạn có thể thiết kế logo, banner, poster, brochure, website, app, game, hoặc các sản phẩm truyền thông khác. Mức lương của designer freelancer có thể từ 5 triệu đến 30 triệu đồng/tháng;
- Copywriter: Bạn có thể viết nội dung cho trang web, sản phẩm, dịch vụ, quảng cáo, hoặc các bài viết chuyên ngành. Mức lương của copywriter freelancer có thể từ 5 triệu đến 20 triệu đồng/tháng;
- Chuyên viên tư vấn pháp lý: Bạn có thể cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý cho các cá nhân hoặc doanh nghiệp. Mức lương của chuyên viên tư vấn pháp lý freelancer có thể từ 10 triệu đến 40 triệu đồng/tháng;
- Chuyên viên Marketing: Bạn có thể làm các công việc liên quan đến marketing online, như SEO, quảng cáo Google, Facebook, email marketing, content marketing, hoặc marketing trên mạng xã hội. Mức lương của chuyên viên marketing freelancer có thể từ 7 triệu đến 30 triệu đồng/tháng;
- Biên dịch, Phiên dịch: Bạn có thể dịch thuật và phiên dịch các tài liệu, bài viết, sách, video, hoặc các nội dung khác từ một ngôn ngữ sang ngôn ngữ khác. Mức lương của biên dịch viên hoặc phiên dịch viên Freelancer có thể từ 5 triệu đến 25 triệu đồng/tháng;
- Sản xuất video: Bạn có thể quay phim, chỉnh sửa video, làm hiệu ứng, hoặc tạo ra các video theo yêu cầu của khách hàng. Mức lương của nhà sản xuất video freelancer có thể từ 7 triệu đến 35 triệu đồng/tháng;
Đây là một số nghề Freelancer có thu nhập cao hiện nay mà bạn có thể tham khảo.
Lưu ý: mức lương thấp nhất trả lương cho người lao động phải bằng mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định (Điều 90 Bộ luật Lao động 2019).
Làm nghề Freelancer có phải đóng thuế thu nhập cá nhân không?
Căn cứ điểm i khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định như sau:
Khấu trừ thuế và chứng từ khấu trừ thuế
1. Khấu trừ thuế
...
i) Khấu trừ thuế đối với một số trường hợp khác
Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động (theo hướng dẫn tại điểm c, d, khoản 2, Điều 2 Thông tư này) hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.
Trường hợp cá nhân chỉ có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế theo tỷ lệ nêu trên nhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì cá nhân có thu nhập làm cam kết (theo mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế) gửi tổ chức trả thu nhập để tổ chức trả thu nhập làm căn cứ tạm thời chưa khấu trừ thuế thu nhập cá nhân.
Căn cứ vào cam kết của người nhận thu nhập, tổ chức trả thu nhập không khấu trừ thuế. Kết thúc năm tính thuế, tổ chức trả thu nhập vẫn phải tổng hợp danh sách và thu nhập của những cá nhân chưa đến mức khấu trừ thuế (vào mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế) và nộp cho cơ quan thuế. Cá nhân làm cam kết phải chịu trách nhiệm về bản cam kết của mình, trường hợp phát hiện có sự gian lận sẽ bị xử lý theo quy định của Luật quản lý thuế.
Cá nhân làm cam kết theo hướng dẫn tại điểm này phải đăng ký thuế và có mã số thuế tại thời điểm cam kết.
...
Như vậy, người làm nghề Freelancer sẽ phải trích 10% thu nhập từ việc nhận công việc để đóng thuế TNCN.
Tuy nhiên, nếu chỉ có duy nhất một thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế theo tỷ lệ nêu trên. Trong trường hợp giảm trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì cần thông báo với bên doanh nghiệp để tổ chức trả thu nhập làm căn cứ tạm thời chưa khấu trừ thuế TNCN. Cuối năm cá nhân sẽ phải tự thực hiện quyết toán thuế với chi cục thuế.
- Cơ quan xét xử cao nhất của nước ta là gì?
- Từ 1/7/2025 công chứng viên được phân công hướng dẫn tập sự phải có bao nhiêu năm kinh nghiệm hành nghề công chứng?
- Người lao động đã thành lập tổ chức nào để bảo vệ lợi ích kinh tế của mình?
- Không còn quy định được miễn đào tạo nghề đấu giá từ 01/01/2025 đúng không?
- Thời điểm tổ chức Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT là khi nào?