Được thành lập Trung tâm tư vấn pháp luật chỉ có luật sư mà không có tư vấn viên pháp luật không?
- Được thành lập Trung tâm tư vấn pháp luật chỉ có luật sư mà không có tư vấn viên pháp luật không?
- Người thực hiện tư vấn pháp luật tại Trung tâm tư vấn pháp luật là những ai?
- Tư vấn viên pháp luật tại Trung tâm tư vấn pháp luật phải đáp ứng những tiêu chuẩn gì?
- Điều kiện để luật sư được làm việc tại Trung tâm tư vấn pháp luật là gì?
Được thành lập Trung tâm tư vấn pháp luật chỉ có luật sư mà không có tư vấn viên pháp luật không?
Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 77/2008/NĐ-CP quy định:
Điều kiện thành lập Trung tâm tư vấn pháp luật
1. Có ít nhất hai tư vấn viên pháp luật hoặc tư vấn viên pháp luật và một luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hai luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động.
2. Có trụ sở làm việc của Trung tâm.
Theo đó, để thành lập Trung tâm tư vấn pháp luật phải đáp ứng các điều kiện về số lượng tư vấn viên và luật sư, cụ thể, Trung tâm cần phải đáp ứng các điều kiện sau:
Về nhân sự:
- Ít nhất 2 tư vấn viên pháp luật;
- Hoặc tư vấn viên pháp luật và 01 luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động;
- Hoặc 02 luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động.
Về trụ sở làm việc: Trung tâm phải có trụ sở làm việc đảm bảo điều kiện hoạt động theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Trung tâm tư vấn pháp luật có thể được thành lập khi đảm bảo về trụ sở và có từ 02 luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động mà không cần phải có tư vấn viên pháp luật.
Được thành lập Trung tâm tư vấn pháp luật chỉ có luật sư mà không có tư vấn viên pháp luật không?
Người thực hiện tư vấn pháp luật tại Trung tâm tư vấn pháp luật là những ai?
Căn cứ theo Điều 18 Nghị định 77/2008/NĐ-CP quy định:
Người thực hiện tư vấn pháp luật
Người thực hiện tư vấn pháp luật bao gồm:
1. Tư vấn viên pháp luật;
2. Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động cho Trung tâm tư vấn pháp luật;
3. Cộng tác viên tư vấn pháp luật.
Theo đó, người thực hiện tư vấn pháp luật tại Trung tâm tư vấn pháp luật bao gồm:
- Tư vấn viên pháp luật;
- Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động cho Trung tâm tư vấn pháp luật;
- Cộng tác viên tư vấn pháp luật.
Theo đó, người thực hiện tư vấn pháp luật tại Trung tâm tư vấn pháp luật phải đáp ứng các điều kiện và tiêu chuẩn riêng cho từng đối tượng.
Tư vấn viên pháp luật tại Trung tâm tư vấn pháp luật phải đáp ứng những tiêu chuẩn gì?
Căn cứ theo Điều 19 Nghị định 77/2008/NĐ-CP quy định:
Tư vấn viên pháp luật
1. Tư vấn viên pháp luật là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, có đủ tiêu chuẩn sau đây:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có phẩm chất đạo đức tốt, không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án mà chưa được xóa án tích;
b) Có Bằng cử nhân luật;
c) Có thời gian công tác pháp luật từ ba năm trở lên.
2. Tư vấn viên pháp luật được cấp Thẻ tư vấn viên pháp luật. Tư vấn viên pháp luật được hoạt động trong phạm vi toàn quốc.
Công chức đang làm việc trong cơ quan hành chính nhà nước, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân không được cấp Thẻ tư vấn viên pháp luật.
Như vậy, tư vấn viên pháp luật tại Trung tâm tư vấn pháp luật phải đáp ứng những tiêu chuẩn sau đây:
- Là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam;
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có phẩm chất đạo đức tốt, không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án mà chưa được xóa án tích;
- Có Bằng cử nhân luật;
- Có thời gian công tác pháp luật từ 03 năm trở lên.
Theo đó, khi đáp ứng đủ các tiêu chuẩn trên, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp Thẻ tư vấn viên pháp luật đến Sở tư pháp để được xem xét, cấp Thẻ tư vấn viên pháp luật.
Điều kiện để luật sư được làm việc tại Trung tâm tư vấn pháp luật là gì?
Căn cứ theo Điều 17 Thông tư 01/2010/TT-BTP quy định:
Luật sư làm việc cho Trung tâm tư vấn pháp luật, Chi nhánh
1. Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc cho Trung tâm tư vấn pháp luật hoặc Chi nhánh là luật sư đã đăng ký hành nghề với tư cách cá nhân theo quy định của Luật Luật sư.
2. Luật sư làm việc cho Trung tâm tư vấn pháp luật, Chi nhánh theo hợp đồng lao động có thời hạn hoặc không xác định thời hạn được ký kết giữa Trung tâm tư vấn pháp luật hoặc Chi nhánh với luật sư.
3. Phạm vi hành nghề, quyền và nghĩa vụ của luật sư được thực hiện theo hợp đồng lao động phù hợp với quy định của Luật Luật sư, Nghị định số 77/2008/NĐ-CP và pháp luật về lao động.
4. Hoạt động tham gia tố tụng của luật sư làm việc cho Trung tâm tư vấn pháp luật phải tuân theo quy định của pháp luật về tố tụng, Luật Luật sư.
Như vậy, luật sư được làm việc tại Trung tâm tư vấn pháp luật khi đáp ứng được các điều kiện sau đây:
- Đã đăng ký hành nghề với tư cách cá nhân theo quy định;
- Ký kết hợp đồng lao động có thời hạn hoặc không xác định thời hạn với Trung tâm tư vấn pháp luật hoặc Chi nhánh;
- Phạm vi hành nghề, quyền và nghĩa vụ của luật sư được thực hiện theo hợp đồng lao động phù hợp với quy định Luật Luật sư 2006, Nghị định 77/2008/NĐ-CP và pháp luật về lao động.
- Tuân theo quy định của pháp luật về tố tụng, Luật Luật sư 2006 Luật Luật sư sửa đổi 2012) khi tham gia tố tụng.
- Cơ quan xét xử cao nhất của nước ta là gì?
- Từ 1/7/2025 công chứng viên được phân công hướng dẫn tập sự phải có bao nhiêu năm kinh nghiệm hành nghề công chứng?
- Người lao động đã thành lập tổ chức nào để bảo vệ lợi ích kinh tế của mình?
- Không còn quy định được miễn đào tạo nghề đấu giá từ 01/01/2025 đúng không?
- Thời điểm tổ chức Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT là khi nào?