Đưa người lao động Việt Nam đi làm giúp việc gia đình ở nước ngoài thì doanh nghiệp dịch vụ phải đáp ứng những điều kiện nào?

Doanh nghiệp dịch vụ đưa người lao động Việt Nam không có tên trong danh sách do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xác nhận để đi làm giúp việc gia đình ở nước ngoài thì bị xử phạt như thế nào? Câu hỏi của chị Phương (Cần Thơ).

Người lao động là giúp việc gia đình được quy định như thế nào?

Theo Điều 161 Bộ luật Lao động 2019 được hướng dẫn bởi Chương X Nghị định 145/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/02/2021 quy định như sau:

- Lao động là người giúp việc gia đình là người lao động làm thường xuyên các công việc trong gia đình của một hoặc nhiều hộ gia đình.

Các công việc trong gia đình bao gồm công việc nội trợ, quản gia, chăm sóc trẻ em, chăm sóc người bệnh, chăm sóc người già, lái xe, làm vườn và các công việc khác cho hộ gia đình nhưng không liên quan đến hoạt động thương mại.

- Chính phủ quy định về lao động là người giúp việc gia đình.

Đưa người lao động Việt Nam đi làm giúp việc gia đình ở nước ngoài thì doanh nghiệp dịch vụ phải đáp ứng những điều kiện nào?

Đưa người lao động Việt Nam đi làm giúp việc gia đình ở nước ngoài thì doanh nghiệp dịch vụ phải đáp ứng những điều kiện nào? (Hình từ Internet)

Điều kiện đưa người lao động Việt Nam đi làm giúp việc gia đình ở nước ngoài?

Căn cứ vào Điều 20 Nghị định 112/2021/NĐ-CP quy định về điều kiện hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm giúp việc gia đình ở nước ngoài như sau:

(1) Doanh nghiệp dịch vụ phải duy trì các điều kiện quy định tại Điều 10 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 như sau:

- Có vốn điều lệ từ 05 tỷ đồng trở lên; có chủ sở hữu, tất cả thành viên, cổ đông là nhà đầu tư trong nước theo quy định của Luật Đầu tư 2020;

- Đã ký quỹ theo quy định tại Điều 24 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020;

- Có người đại diện theo pháp luật là công dân Việt Nam, trình độ từ đại học trở lên và có ít nhất 05 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng hoặc dịch vụ việc làm;

+ Không thuộc diện đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

+ Không có án tích về một trong các tội xâm phạm an ninh quốc gia, các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, tội quảng cáo gian dối, tội lừa dối khách hàng, tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép, tội tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép, tội cưỡng ép người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép.

- Có đủ số lượng nhân viên nghiệp vụ thực hiện các nội dung quy định tại Điều 9 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020;

- Có cơ sở vật chất của doanh nghiệp hoặc được doanh nghiệp thuê ổn định để đáp ứng yêu cầu giáo dục định hướng cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

- Có trang thông tin điện tử.

(2) Đang thực hiện hợp đồng cung ứng lao động Việt Nam đi làm việc tại nước tiếp nhận.

(3) Có đủ số lượng nhân viên nghiệp vụ để thực hiện nội dung hoạt động và đáp ứng tiêu chuẩn sau:

+ Có ít nhất 01 nhân viên nghiệp vụ thực hiện hoạt động tìm kiếm, phát triển thị trường lao động ngoài nước có năng lực ngoại ngữ phù hợp với nước tiếp nhận lao động và ít nhất 01 năm kinh nghiệm về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước tiếp nhận;

+ Có ít nhất 01 nhân viên nghiệp vụ thường trực ở nước ngoài để thực hiện hoạt động quản lý người lao động, có năng lực ngoại ngữ phù hợp với nước tiếp nhận lao động và ít nhất 01 năm kinh nghiệm về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước tiếp nhận;

+ Có ít nhất 01 nhân viên nghiệp vụ thực hiện hoạt động giáo dục định hướng có ít nhất 01 năm kinh nghiệm về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước tiếp nhận.

(4) Phải bảo đảm người lao động đã có kinh nghiệm làm giúp việc gia đình ở nước ngoài hoặc có kiến thức làm giúp việc gia đình và trình độ ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu của bên nước ngoài tiếp nhận lao động theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Đưa người lao động Việt Nam không có tên trong danh sách đi làm giúp việc gia đình ở nước ngoài thì bị xử phạt ra sao?

Căn cứ khoản 12 Điều 42 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:

Vi phạm của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sau đây viết tắt là doanh nghiệp dịch vụ)
...
12. Phạt tiền khi có hành vi đưa người lao động Việt Nam không có tên trong danh sách do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xác nhận để đi làm giúp việc gia đình ở nước ngoài theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng khi vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 60.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng khi vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 150.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng khi vi phạm trên 50 người lao động.
..

Theo đó, khi doanh nghiệp dịch vụ đưa người lao động Việt Nam không có tên trong danh sách do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xác nhận để đi làm giúp việc gia đình ở nước ngoài thì tùy thuộc vào số lượng người lao động bị vi phạm mà người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với các mức phạt tiền được quy định nêu trên.

Người giúp việc gia đình
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Người giúp việc gia đình không được cung cấp trung thực những thông tin nào thì được đơn phương chấm dứt HĐLĐ ngay?
Lao động tiền lương
Người giúp việc gia đình đủ tuổi nghỉ hưu sẽ được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần báo trước đúng không?
Lao động tiền lương
Người giúp việc gia đình không có mặt sau thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng thì có được đơn phương chấm dứt HĐLĐ ngay không?
Lao động tiền lương
Người sử dụng lao động phải thông báo cho người giúp việc gia đình những gì trước khi giao kết hợp đồng lao động?
Lao động tiền lương
Mức lương thấp nhất người sử dụng lao động phải trả cho người giúp việc gia đình là bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Người sử dụng lao động phải thanh toán chi phí y tế ra sao khi người giúp việc gia đình bị tai nạn lao động?
Lao động tiền lương
Người giúp việc gia đình phải bồi thường ra sao khi làm hư hỏng tài sản của người sử dụng lao động?
Lao động tiền lương
Lao động là người giúp việc gia đình có những nghĩa vụ gì?
Lao động tiền lương
Người giúp việc gia đình có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi báo trước bao lâu?
Lao động tiền lương
Vi phạm thời gian báo trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng với người giúp việc gia đình phải bồi thường bao nhiêu?
Đi đến trang Tìm kiếm - Người giúp việc gia đình
917 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Người giúp việc gia đình
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào