Dự kiến tăng mức lương hưu cho cán bộ, công chức, viên chức nhà nước từ ngày 01/7/2023? Điều kiện hưởng lương hưu hiện nay như thế nào?
Điều kiện hưởng lương hưu đối với cán bộ, công chức, viên chức hiện nay là gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 được sửa đổi bởi điểm a khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
Điều kiện hưởng lương hưu
1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đủ tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động;
b) Đủ tuổi theo quy định tại khoản 3 Điều 169 của Bộ luật Lao động và có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01 tháng 01 năm 2021;
c) Người lao động có tuổi thấp hơn tối đa 10 tuổi so với tuổi nghỉ hưu của người lao động quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động và có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò;
d) Người bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao.
Như vậy, cán bộ, công chức, viên chức được hưởng lương hưu khi có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên và đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định của pháp luật.
Dự kiến tăng mức lương hưu cho cán bộ, công chức, viên chức nhà nước từ ngày 01/7/2023? Điều kiện hưởng lương hưu hiện nay như thế nào? (Hình từ Internet)
Mức lương hưu hằng tháng hiện nay được tính như thế nào?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
Mức lương hưu hằng tháng
...
2. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này và tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội như sau:
a) Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm;
b) Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.
Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản này được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.
Như vậy, mức lương hưu hằng tháng được tính như sau:
Trong đó:
- Tỷ lệ % hưởng lương hưu hằng tháng:
Bằng 45% đối với lao động Nam đóng BHXH đủ 20 năm và lao động nữ đóng BHXH từ đủ 15 năm
Được cộng thêm 2% với mỗi năm đóng thêm, mức đối đa là 75%.
- Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH:
Tính theo khoản 1 Điều 62 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 được hướng dẫn bởi khoản 1 Điều 20 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH (được bổ sung tại khoản 18, khoản 19, khoản 20, khoản 21 Điều 1 Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH)
Mức lương hưu đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước được điều chỉnh từ trước đến nay ra sao?
Hưởng lương hưu là một chế độ khi cán bộ, công chức, viên chức đến tuổi về hưu được hưởng. Chế độ này là một chế độ cần thiết, đảm bảo duy trì mức sống cơ bản và chăm sóc sức khỏe cho con người khi họ đã đến độ tuổi già yếu, hạn chế sức lao động.
Do đó, việc điều chỉnh mức lương hưu để phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tế là điều hết sức cần thiết.
Thời gian | Mức điều chỉnh | Căn cứ pháp lý |
Từ 01/7/2023 | Dự kiến tăng thêm 12,5% | Khoản 1 Điều 2 Dự thảo Nghị định Điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng |
Từ 01/01/2022 | Tăng thêm 7,4% | Khoản 1 Điều 2 Nghị định 108/2021/NĐ-CP |
Từ 01/7/2019 | Tăng thêm 7,19% | Điều 2 Nghị định 44/2019/NĐ-CP |
Từ 01/7/2018 | Tăng thêm 6,92% | Điều 2 Nghi định 88/2018/NĐ-CP |
Từ 01/7/2017 | Tăng thêm 7,44% | Điều 2 Nghị định 76/2017/NĐ-CP |
Từ 01/8/2016 | Tăng thêm 8% | Điều 3 Nghị định 55/2016/NĐ-CP |
Từ 01/01/2015 | Tăng thêm 8% | Điều 2 Nghị định 09/2015/NĐ-CP |
Từ 01/7/2013 | Tăng thêm 9,6% | Điều 2 Nghị định 73/2013/NĐ-CP |
Từ 01/5/2012 | Tăng thêm 26,5% | Điều 2 Nghị định 35/2012/NĐ-CP |
Từ 01/5/2011 | Tăng thêm 13,7% | Điều 2 Nghị định 23/2011/NĐ-CP |
Từ 01/5/2010 | Tăng thêm 12,3% | Điều 2 Nghị định 29/2010/NĐ-CP |
Từ 01/5/2009 | Tăng thêm 5% | Điều 2 Nghị định 34/2009/NĐ-CP |
Từ 01/10/2008 | Tăng thêm 15% | Điều 2 Nghị định 101/2008/NĐ-CP |
Từ 01/01/2008 | Tăng thêm 20% | Điều 2 Nghị định 184/2007/NĐ-CP |
Từ 01/10/2006 | - Tăng thêm 10% với người có lương dưới 390 đồng/tháng - Tăng thêm 8% với người có lương từ 390 đồng/tháng đến dưới 644 đồng/tháng - Tăng thêm 6% với người có lương từ 644 đồng/tháng đến dưới 718 đồng/tháng - Tăng thêm 4% với người có lương từ 718 đồng/tháng trở lên | Khoản 1 Điều 2 Nghị định 93/2006/NĐ-CP |
Từ ngày 01/10/2005 | - Tăng thêm 10% với người có lương dưới 390 đồng/tháng. - Tăng thêm 8% với người có lương từ 390 đồng/tháng trở lên. | Khoản 1 Điều 2 Nghị định 117/2005/NĐ-CP |
Từ 01/10/2004 | Tăng thêm 10% | Điều 2 Nghị định 208/2004/NĐ-CP |
Từ 30/01/2003 | Tăng thêm 46% | Khoản 3 Điều 1 Nghị định 03/2003/NĐ-CP |
Từ 01/01/2001 | Tăng lên bằng 210.000 đồng/tháng | khoản 3 Điều 1 Nghị định 77/2000/NĐ-CP |
Từ 01/01/2000 | Tăng thêm 25% | Khoản 3 Điều 1 Nghị định 175/1999/NĐ-CP |
Từ 01/01/1997 | Tăng lên bằng 144.000 đồng/tháng | Điều 1 Nghị định 6-CP năm 1997 |
Từ 01/12/1993 | Tăng từ 35% đến 75% | Khoản 1 Điều 2 Nghị định 5-CP năm 1994 |
Từ 01/4/1993 | Tăng thêm 20% | Khoản 1 Điều 1 Nghị định 27-CP năm 1993 |
Từ 01/9/1985 | Lương hưu hàng tháng đối với nam có đủ 30 năm công tác, đối với nữ có đủ 25 năm công tác, được tính bằng 75% lương chính và phụ cấp thâm niên (nếu có); ngoài ra thêm mỗi năm công tác được thêm 1%, tối đa không quá 95% lương chính và phụ cấp thâm niên. | Điều 3 Nghị định 236-HĐBT năm 1985 |
Mức hưởng lương hưu sẽ được điều chỉnh dựa trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng và tăng trưởng kinh tế để phù hợp với ngân sách nhà nước và quỹ bảo hiểm xã hội.
Qua các đợt điều chỉnh có thể thấy Nhà nước ta luôn nâng cao vai trò của vấn đề này, việc này giúp bảo đảm lương hưu của cán bộ, công chức, viên chức sẽ đủ để chi trả cho nhu cầu sống cơ bản, chăm sóc sức khỏe của bản thân.
Mức lương hưu điều chỉnh sẽ được tính dựa trên mức lương hưu đang được hưởng ở tháng trước thời điểm điều chỉnh.
Nếu Dự thảo Nghị định Điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng được thông qua thì từ ngày 01/7/2023 mức lương hưu của cán bộ, công chức, viên chức sẽ được tăng thêm 12,5% so với mức được hưởng vào tháng 6/2023.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?