Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc chưa đủ một năm thì người lao động có được rút bảo hiểm xã hội 1 lần hay không?
Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc chưa đủ một năm thì người lao động có được rút bảo hiểm xã hội 1 lần hay không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 8 Nghị định 115/2015/NĐ-CP có quy định như sau:
Bảo hiểm xã hội một lần
1. Người lao động quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 của Nghị định này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các Khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại Khoản 3 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;
b) Sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội;
c) Ra nước ngoài để định cư;
d) Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;
...
Như vậy người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc chưa đủ 1 năm vẫn được rút bảo hiểm xã hội 1 lần nếu đáp ứng được các điều kiện sau:
- Thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 2 Nghị định 115/2015/NĐ-CP.
- Thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các khoản 1, 2 và khoản 4 Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại khoản 3 Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;
+ Sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội;
+ Ra nước ngoài để định cư;
+ Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế.
Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc chưa đủ một năm thì người lao động có được rút bảo hiểm xã hội 1 lần hay không? (Hình từ Internet)
Mức nhận bảo hiểm xã hội 1 lần đối với người lao động đóng bảo hiểm chưa đủ một năm được tính thế nào?
Căn cứ theo Điều 19 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH có hướng dẫn như sau:
Bảo hiểm xã hội một lần
1. Bảo hiểm xã hội một lần được thực hiện theo quy định tại Điều 60 của Luật bảo hiểm xã hội, Nghị quyết số 93/2015/QH13 ngày 22 tháng 6 năm 2015 của Quốc hội về việc thực hiện chính sách hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người lao động và Điều 8 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP .
Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính bảo hiểm xã hội một lần thực hiện theo quy định tại Điều 62 của Luật bảo hiểm xã hội, Điều 9 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP và Điều 20 Thông tư này. Trong trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định chưa đủ số năm cuối quy định tại khoản 1 Điều 20 của Thông tư này thì tính bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.
2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần của người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm được tính bằng 22% của các mức tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
...
Theo đó thì mức hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần của người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm được tính như sau theo công thức: 22% x Các mức tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.
Lưu ý: Mức hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần trong trường hợp này tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Chuẩn bị hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần gồm những gì?
Căn cứ theo Điều 109 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần được quy định như sau:
Hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội một lần
1. Sổ bảo hiểm xã hội.
2. Đơn đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần của người lao động.
3. Đối với người ra nước ngoài để định cư phải nộp thêm bản sao giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc thôi quốc tịch Việt Nam hoặc bản dịch tiếng Việt được chứng thực hoặc công chứng một trong các giấy tờ sau đây:
a) Hộ chiếu do nước ngoài cấp;
b) Thị thực của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp có xác nhận việc cho phép nhập cảnh với lý do định cư ở nước ngoài;
c) Giấy tờ xác nhận về việc đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài; giấy tờ xác nhận hoặc thẻ thường trú, cư trú có thời hạn từ 05 năm trở lên của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp.
4. Trích sao hồ sơ bệnh án trong trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 60 và điểm c khoản 1 Điều 77 của Luật này.
5. Đối với người lao động quy định tại Điều 65 và khoản 5 Điều 77 của Luật này thì hồ sơ hưởng trợ cấp một lần được thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
Tham khảo thêm quy định về hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần tại khoản 1.2.3 Điều 6 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Quyết định mới của Thủ tướng Chính phủ về cải cách tiền lương toàn bộ cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang dự toán ngân sách như thế nào?
- Chính thức hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo cho cán bộ công chức viên chức và LLVT chuyển xếp lương ra sao?
- Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2025, lịch nghỉ tết Âm lịch 2025 chính thức của người lao động do Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể thế nào?
- Chính thức quyết định thưởng Tết 2025 cho người lao động của doanh nghiệp sẽ căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc đúng không?