Đối thoại thành là gì? Điều kiện công nhận kết quả đối thoại thành tại Tòa án đối với vụ án tranh chấp lao động là gì?

Đối thoại thành được hiểu thế nào? Công nhận kết quả đối thoại thành tại Tòa án đối với vụ án tranh chấp lao động cần thảo mãn điều kiện gì?

Đối thoại thành là gì?

Theo khoản 5 Điều 2 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 quy định:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
5. Đối thoại thành là thông qua đối thoại, các bên tham gia đối thoại tự nguyện thống nhất về việc giải quyết toàn bộ hoặc một phần khiếu kiện hành chính mà phần này không liên quan đến những phần khác của khiếu kiện hành chính đó.
6. Các bên tham gia hòa giải là cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự.
7. Các bên tham gia đối thoại là cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến khiếu kiện hành chính theo quy định của Luật Tố tụng hành chính.
8. Người đại diện bao gồm người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền theo quy định của Bộ luật Dân sự.

Theo đó đối thoại thành là thông qua đối thoại, các bên tham gia đối thoại tự nguyện thống nhất về việc giải quyết toàn bộ hoặc một phần khiếu kiện hành chính mà phần này không liên quan đến những phần khác của khiếu kiện hành chính đó.

Đối thoại thành là gì? Điều kiện công nhận kết quả đối thoại thành tại Tòa án đối với vụ án tranh chấp lao động là gì?

Đối thoại thành là gì? Điều kiện công nhận kết quả đối thoại thành tại Tòa án đối với vụ án tranh chấp lao động là gì? (Hình từ Internet)

Điều kiện công nhận kết quả đối thoại thành tại Tòa án đối với vụ án tranh chấp lao động là gì?

Theo Điều 33 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 quy định thì kết quả đối thoại thành đối với vụ án tranh chấp lao động được công nhận khi có đủ các điều kiện sau đây:

- Các bên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

- Các bên là người có quyền, nghĩa vụ đối với nội dung thỏa thuận, thống nhất;

- Nội dung thỏa thuận, thống nhất của các bên là hoàn toàn tự nguyện, không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội, không nhằm trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác;

- Trường hợp nội dung thỏa thuận hòa giải, thống nhất đối thoại của các bên liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người khác nhưng người đó không có mặt tại phiên hòa giải, đối thoại thì thỏa thuận, thống nhất chỉ được công nhận khi có ý kiến đồng ý bằng văn bản của họ;

- Trường hợp các bên thỏa thuận, thống nhất được một phần tranh chấp dân sự, một phần khiếu kiện hành chính thì chỉ được công nhận khi nội dung thỏa thuận, thống nhất không liên quan đến các phần khác của tranh chấp, khiếu kiện đó.

Những tranh chấp lao động nào được trực tiếp khởi kiện ra Tòa án mà không cần hòa giải trước?

Theo Điều 191 Bộ luật Lao động 2019 thì tranh chấp lao động về quyền phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Tòa án giải quyết.

Theo Điều 188 Bộ luật Lao động 2019 quy định:

Trình tự, thủ tục hòa giải tranh chấp lao động cá nhân của hòa giải viên lao động
1. Tranh chấp lao động cá nhân phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:
a) Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
b) Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;
c) Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;
d) Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế, về bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về việc làm, về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;
đ) Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
e) Giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hòa giải viên lao động nhận được yêu cầu từ bên yêu cầu giải quyết tranh chấp hoặc từ cơ quan quy định tại khoản 3 Điều 181 của Bộ luật này, hòa giải viên lao động phải kết thúc việc hòa giải.
...

Theo đó những tranh chấp lao động cá nhân sau đây được kiện trực tiếp ra Tòa án mà không cần thông qua thủ tục hòa giải trước:

- Tranh chấp về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

- Tranh chấp về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;

- Tranh chấp giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;

- Tranh chấp về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật;

- Tranh chấp về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

- Tranh chấp giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại.

Thuật ngữ lao động
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Lương công nhật là gì, đặc điểm của lương công nhật? Ví dụ về công việc công nhật thế nào?
Lao động tiền lương
Lao động trình độ cao là gì? Công ty có được sử dụng lao động thuê lại khi cần người có trình độ chuyên môn cao không?
Lao động tiền lương
Quỹ tiền lương là gì? Mức lương tối thiểu hiện nay người lao động nhận được là bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Quấy rối tình dục tại nơi làm việc là gì? Có thể sa thải người lao động có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc không?
Lao động tiền lương
Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở là tổ chức gì?
Lao động tiền lương
Người sử dụng lao động là ai? Quyền của người sử dụng lao động ra sao?
Lao động tiền lương
Người lao động là ai? Người lao động có quyền gì?
Lao động tiền lương
Việc làm là gì? Chính sách của Nhà nước về việc làm được quy định như thế nào?
Lao động tiền lương
Hoạt động cho thuê lại lao động là gì?
Lao động tiền lương
Đối thoại thành là gì? Điều kiện công nhận kết quả đối thoại thành tại Tòa án đối với vụ án tranh chấp lao động là gì?
Đi đến trang Tìm kiếm - Thuật ngữ lao động
131 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thuật ngữ lao động

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thuật ngữ lao động

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Click vào đây để bỏ túi 15 văn bản hướng dẫn bảo hiểm thất nghiệp Toàn bộ quy định về Mức lương tối thiểu vùng mới nhất Tổng hợp 8 văn bản về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi mới nhất Trọn bộ 9 văn bản về Hợp đồng lao động mới nhất Tổng hợp văn bản hướng dẫn xử lý kỷ luật người lao động, cán bộ, công chức, viên chức mới nhất Toàn bộ văn bản về tính lương làm thêm giờ năm 2024
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào