Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm mà không có Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm do cơ quan thẩm quyền cấp thì bị xử phạt thế nào?
- Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm có cần giấy phép hoạt động không?
- Xử phạt hành vi hoạt động dịch vụ việc làm mà không có Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm do cơ quan có thẩm quyền cấp?
- Thời hiệu xử lý hành vi hành vi hoạt động dịch vụ việc làm mà không có Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm do cơ quan có thẩm quyền cấp là bao lâu?
Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm có cần giấy phép hoạt động không?
Căn cứ Điều 39 Luật Việc làm 2013 quy định như sau:
Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm
1. Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và phải có giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý nhà nước về việc làm cấp tỉnh cấp.
2. Doanh nghiệp được cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm khi có đủ điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực và tiền ký quỹ.
3. Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm được thành lập chi nhánh hoạt động dịch vụ việc làm.
4. Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm được thu phí theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Theo quy định trên, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và phải có giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý nhà nước về việc làm cấp tỉnh cấp.
Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm mà không có Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm do cơ quan thẩm quyền cấp thì bị xử phạt thế nào? (Hình từ Internet)
Xử phạt hành vi hoạt động dịch vụ việc làm mà không có Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm do cơ quan có thẩm quyền cấp?
Căn cứ khoản 4 Điều 7 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về dịch vụ việc làm
...
4. Phạt tiền từ 45.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động dịch vụ việc làm mà không phải là trung tâm dịch vụ việc làm được thành lập hợp pháp hoặc không có Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc sử dụng Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm hết hạn.
...
8. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc trả lại cho cá nhân, tổ chức sử dụng dịch vụ việc làm khoản tiền đã thu của cá nhân, tổ chức sử dụng dịch vụ việc làm và khoản tiền lãi của số tiền này tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này;
b) Buộc nộp lại Giấy phép của doanh nghiệp dịch vụ việc làm cho cơ quan có thẩm quyền đã cấp giấy phép đó đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 5 Điều này.
Lưu ý: theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, mức phạt quy định trên đây là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Theo quy định, doanh nghiệp hành vi hoạt động dịch vụ việc làm mà không có Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm do cơ quan có thẩm quyền cấp thì bị xử phạt hành chính với mức tiền từ từ 90 - 120 triệu đồng.
Ngoài ra, buộc trả lại cho cá nhân, tổ chức sử dụng dịch vụ việc làm khoản tiền đã thu của cá nhân, tổ chức sử dụng dịch vụ việc làm và khoản tiền lãi của số tiền này tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt.
Thời hiệu xử lý hành vi hành vi hoạt động dịch vụ việc làm mà không có Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm do cơ quan có thẩm quyền cấp là bao lâu?
Căn cứ khoản 1 Điều 5 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 6 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
...
Dẫn chiếu theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, được sửa đổi, bổ sung bởi điểm a khoản 4 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định như sau:
Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
a) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp sau đây:
Vi phạm hành chính về kế toán; hóa đơn; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; thủy sản; lâm nghiệp; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.
Vi phạm hành chính về thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về quản lý thuế;
...
Như vậy, thời hiệu xử phạt hành chính đối với hành vi hoạt động dịch vụ việc làm mà không có Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm do cơ quan có thẩm quyền cấp là 01 năm.
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Lễ Tạ Ơn 2024 là ngày mấy? Lễ Tạ Ơn có những hoạt động gì? Ở Việt Nam, người lao động có được nghỉ làm vào ngày Lễ Tạ Ơn không?
- Cyber Monday là gì? Cyber Monday 2024 diễn ra vào ngày nào? Năm 2024, người lao động còn những ngày nghỉ lễ nào?
- Thứ 5 cuối cùng của tháng 11 có sự kiện đặc biệt gì? Tháng 11 người lao động được nghỉ tối đa bao nhiêu ngày?
- Đã có thông báo về mức lương cơ sở mới của của đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước tác động kinh tế vĩ mô thế nào?