Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm được thực hiện những hoạt động gì?
Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm được thực hiện những hoạt động gì?
Căn cứ theo Điều 28 Nghị định 23/2021/NĐ-CP có quy định về hoạt động dịch vụ của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm như sau:
Các hoạt động dịch vụ việc làm của doanh nghiệp
1. Hoạt động tư vấn, gồm:
a) Tư vấn, định hướng về nghề nghiệp, khung trình độ kỹ năng nghề quốc gia cho người lao động lựa chọn ngành nghề, phương án đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện phù hợp với khả năng và nguyện vọng;
b) Tư vấn việc làm cho người lao động để lựa chọn vị trí việc làm phù hợp với khả năng và nguyện vọng; tư vấn về kỹ năng tham gia dự tuyển; về tự tạo việc làm, tìm việc làm trong nước và ngoài nước;
c) Tư vấn cho người sử dụng lao động về tuyển, sử dụng và quản lý lao động; về quản trị và phát triển việc làm, phát triển nguồn nhân lực;
d) Tư vấn về chính sách lao động, việc làm cho người lao động, người sử dụng lao động.
2. Giới thiệu việc làm cho người lao động.
3. Cung ứng và tuyển lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao động, gồm:
a) Tuyển lao động thông qua thi tuyển để lựa chọn những người đủ điều kiện, đáp ứng yêu cầu của người sử dụng lao động;
b) Cung ứng lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao động;
c) Giới thiệu lao động cho doanh nghiệp được cấp phép đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, tổ chức cá nhân đầu tư ra nước ngoài hoặc đơn vị sự nghiệp công lập thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ được giao nhiệm vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng theo quy định của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
4. Thu thập và cung cấp thông tin thị trường lao động.
5. Phân tích và dự báo thị trường lao động.
6. Đào tạo kỹ năng tham gia phỏng vấn, tìm kiếm việc làm và các kỹ năng làm việc khác; giáo dục nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
7. Thực hiện các chương trình, dự án về việc làm.
Theo đó thì doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm được thực hiện 07 hoạt động sau đây:
(1) Hoạt động tư vấn.
(2) Giới thiệu việc làm cho người lao động.
(3) Cung ứng và tuyển lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao động.
(4) Thu thập và cung cấp thông tin thị trường lao động.
(5) Phân tích và dự báo thị trường lao động.
(6) Đào tạo kỹ năng tham gia phỏng vấn, tìm kiếm việc làm và các kỹ năng làm việc khác; giáo dục nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
(7) Thực hiện các chương trình, dự án về việc làm.
Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm được thực hiện những hoạt động gì?
Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm có cần phải lập, cập nhật dữ liệu lao động đăng ký tư vấn, giới thiệu việc làm hay không?
Tại khoản 3 Điều 31 Nghị định 23/2021/NĐ-CP có quy định:
Trách nhiệm của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm
1. Niêm yết công khai bản sao được chứng thực từ bản chính giấy phép, quyết định thu hồi giấy phép tại trụ sở chính của doanh nghiệp.
2. Theo dõi tình trạng việc làm của người lao động do doanh nghiệp giới thiệu hoặc cung ứng tối thiểu 03 tháng hoặc trong thời gian thực hiện hợp đồng lao động (đối với những trường hợp thực hiện hợp đồng lao động dưới 03 tháng).
3. Lập, cập nhật, quản lý dữ liệu lao động đăng ký tư vấn, giới thiệu việc làm; người sử dụng lao động đăng ký tuyển lao động và thực hiện kết nối, chia sẻ khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
...
Theo đó, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm có trách nhiệm phải lập, cập nhật dữ liệu lao động đăng ký tư vấn, giới thiệu việc làm trong quá trình hoạt động.
Khi nào doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm được gia hạn giấy phép hoạt động?
Tại khoản 1 Điều 19 Nghị định 23/2021/NĐ-CP có quy định như sau:
Gia hạn giấy phép
1. Doanh nghiệp được gia hạn giấy phép phải bảo đảm các quy định sau:
a) Bảo đảm các điều kiện quy định tại Điều 14 Nghị định này;
b) Không thuộc trường hợp bị thu hồi giấy phép theo quy định tại Điều 21 Nghị định này;
c) Tuân thủ đầy đủ chế độ báo cáo quy định tại Nghị định này;
d) Hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép được gửi đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trước thời điểm hết hạn của giấy phép ít nhất 20 ngày làm việc.
2. Hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép, gồm:
a) Văn bản đề nghị gia hạn giấy phép của doanh nghiệp theo Mẫu số 02 tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Văn bản quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định này;
c) Các văn bản quy định tại khoản 4, 5, 6 Điều 17 Nghị định này đối với trường hợp doanh nghiệp đề nghị gia hạn giấy phép đồng thời thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
...
Như vậy, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm được gia hạn giấy phép hoạt động khi đảm bảo các quy định như sau:
- Bảo đảm các điều kiện quy định tại Điều 14 Nghị định 23/2021/NĐ-CP;
- Không thuộc trường hợp bị thu hồi giấy phép theo quy định tại Điều 21 Nghị định 23/2021/NĐ-CP;
- Tuân thủ đầy đủ chế độ báo cáo quy định tại Nghị định này;
- Hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép được gửi đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trước thời điểm hết hạn của giấy phép ít nhất 20 ngày làm việc.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Quyết định mới của Thủ tướng Chính phủ về cải cách tiền lương toàn bộ cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang dự toán ngân sách như thế nào?
- Chính thức hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo cho cán bộ công chức viên chức và LLVT chuyển xếp lương ra sao?
- Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2025, lịch nghỉ tết Âm lịch 2025 chính thức của người lao động do Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể thế nào?
- Chính thức quyết định thưởng Tết 2025 cho người lao động của doanh nghiệp sẽ căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc đúng không?