Doanh nghiệp hoạt động cho thuê lại lao động bị mất giấy phép thì có được cấp lại không?
- Doanh nghiệp hoạt động cho thuê lại lao động bị mất giấy phép thì có được cấp lại không?
- Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động khi doanh nghiệp cho thuê lại lao động làm mất bao gồm những giấy tờ gì?
- Cấp lại giấy phép đối với doanh nghiệp cho thuê lại lao động làm mất giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động được thực hiện theo trình tự, thủ tục nào?
Doanh nghiệp hoạt động cho thuê lại lao động bị mất giấy phép thì có được cấp lại không?
Căn cứ khoản 1 Điều 27 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về cấp lại giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, cụ thể như sau:
Cấp lại giấy phép
1. Doanh nghiệp cho thuê lại đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp lại giấy phép trong các trường hợp sau đây:
a) Thay đổi một trong các nội dung của giấy phép đã được cấp, gồm: tên doanh nghiệp; địa chỉ trụ sở chính nhưng vẫn trên địa bàn cấp tỉnh đã cấp giấy phép; người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
b) Giấy phép bị mất;
c) Giấy phép bị hư hỏng không còn đầy đủ thông tin trên giấy phép;
d) Thay đổi địa chỉ trụ sở chính sang địa bàn cấp tỉnh khác so với nơi đã được cấp giấy phép.
...
Theo đó doanh nghiệp cho thuê lại lao động làm mất giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động được đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp lại giấy phép.
Doanh nghiệp hoạt động cho thuê lại lao động bị mất giấy phép thì có được cấp lại không? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động khi doanh nghiệp cho thuê lại lao động làm mất bao gồm những giấy tờ gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 27 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Cấp lại giấy phép
...
2. Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép như sau:
a) Văn bản đề nghị cấp lại giấy phép theo Mẫu số 05/PLIII Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với trường hợp thay đổi tên doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính nhưng vẫn trên địa bàn cấp tỉnh đã cấp giấy phép hoặc giấy phép bị hư hỏng không còn đầy đủ thông tin trên giấy phép;
c) Các văn bản quy định tại các khoản 2, 3 và khoản 4 Điều 24 Nghị định này đối với trường hợp doanh nghiệp thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
d) Các văn bản quy định tại các khoản 2, 3, 4 và khoản 5 Điều 24 Nghị định này đối với trường hợp giấy phép bị mất;
đ) Giấy phép đã được cấp trước đó đối với trường hợp quy định tại điểm a, điểm c khoản 1 Điều này.
Theo đó doanh nghiệp cho thuê lại lao động cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ nêu trên để đề nghị cấp lại giấy phép cho thuê lại lao động.
Mẫu văn bản đề nghị cấp lại giấy phép là Mẫu số 05/PLIII Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 145/2020/NĐ-CP như sau:
Tải mẫu văn bản đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động tại đây: Tải về.
Cấp lại giấy phép đối với doanh nghiệp cho thuê lại lao động làm mất giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động được thực hiện theo trình tự, thủ tục nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 27 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Cấp lại giấy phép
...
3. Trình tự, thủ tục cấp lại giấy phép đối với trường hợp quy định tại điểm a, b và c khoản 1 Điều này như sau:
a) Doanh nghiệp gửi một bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính để đề nghị cấp lại giấy phép. Sau khi kiểm tra đủ giấy tờ quy định tại khoản 2 Điều này, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp giấy biên nhận ghi rõ ngày, tháng, năm nhận hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép;
b) Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ bảo đảm theo quy định, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm tra, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp lại giấy phép đối với doanh nghiệp. Trường hợp hồ sơ không bảo đảm theo quy định, trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có văn bản yêu cầu doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ;
c) Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ trình của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, cấp lại giấy phép đối với doanh nghiệp; trường hợp không cấp lại giấy phép thì có văn bản trả lời doanh nghiệp trong đó nêu rõ lý do không cấp lại giấy phép.
Theo đó trình tự, thủ tục cấp lại giấy phép đối với trường hợp doanh nghiệp cho thuê lại lao động làm mất giấy phép như sau:
- Doanh nghiệp gửi bộ hồ sơ đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính để đề nghị cấp lại giấy phép.
- Sau khi kiểm tra đủ giấy tờ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp giấy biên nhận ghi rõ ngày, tháng, năm nhận hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép.
- Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ bảo đảm theo quy định, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm tra, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp lại giấy phép đối với doanh nghiệp.
Trường hợp hồ sơ không bảo đảm theo quy định, trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có văn bản yêu cầu doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ trình của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, cấp lại giấy phép đối với doanh nghiệp; trường hợp không cấp lại giấy phép thì có văn bản trả lời doanh nghiệp trong đó nêu rõ lý do không cấp lại giấy phép.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Quyết định mới của Thủ tướng Chính phủ về cải cách tiền lương toàn bộ cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang dự toán ngân sách như thế nào?
- Chính thức hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo cho cán bộ công chức viên chức và LLVT chuyển xếp lương ra sao?
- Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2025, lịch nghỉ tết Âm lịch 2025 chính thức của người lao động do Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể thế nào?
- Chính thức quyết định thưởng Tết 2025 cho người lao động của doanh nghiệp sẽ căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc đúng không?