Doanh nghiệp cho thuê lại lao động có được quyền tham gia giải quyết về việc đình công không?

Cho tôi hỏi khi hoạt động dịch vụ cho thuê lại lao động thì doanh nghiệp có quyền tham gia giải quyết về việc đình công không? Câu hỏi của anh N.C.V (Nam Định)

Doanh nghiệp cho thuê lại lao động có được quyền tham gia giải quyết về việc đình công không?

Căn cứ Điều 56 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp cho thuê lại lao động
Ngoài các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 6 của Bộ luật này, doanh nghiệp cho thuê lại lao động có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
1. Bảo đảm đưa người lao động có trình độ phù hợp với những yêu cầu của bên thuê lại lao động và nội dung của hợp đồng lao động đã ký với người lao động;
2. Thông báo cho người lao động biết nội dung của hợp đồng cho thuê lại lao động;
3. Thông báo cho bên thuê lại lao động biết sơ yếu lý lịch của người lao động, yêu cầu của người lao động;
4. Bảo đảm trả lương cho người lao động thuê lại không thấp hơn tiền lương của người lao động của bên thuê lại lao động có cùng trình độ, làm cùng công việc hoặc công việc có giá trị như nhau;
5. Lập hồ sơ ghi rõ số lao động đã cho thuê lại, bên thuê lại lao động và định kỳ báo cáo cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
6. Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động vi phạm kỷ luật lao động khi bên thuê lại lao động trả lại người lao động do vi phạm kỷ luật lao động.

Dẫn chiếu đến khoản 1 Điều 6 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động
1. Người sử dụng lao động có các quyền sau đây:
a) Tuyển dụng, bố trí, quản lý, điều hành, giám sát lao động; khen thưởng và xử lý vi phạm kỷ luật lao động;
b) Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người sử dụng lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật;
c) Yêu cầu tổ chức đại diện người lao động thương lượng với mục đích ký kết thỏa ước lao động tập thể; tham gia giải quyết tranh chấp lao động, đình công; đối thoại, trao đổi với tổ chức đại diện người lao động về các vấn đề trong quan hệ lao động, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người lao động;
d) Đóng cửa tạm thời nơi làm việc;
đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
...

Như vậy, theo quy định trên, doanh nghiệp cho thuê lại lao động có quyền tham gia giải quyết về việc đình công.

Doanh nghiệp cho thuê lại lao động có được quyền tham gia giải quyết về việc đình công không?

Doanh nghiệp cho thuê lại lao động có được quyền tham gia giải quyết về việc đình công không? (Hình từ Internet)

Người lao động phải ngừng đình công khi nào?

Căn cứ Điều 109 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Các trường hợp hoãn, ngừng đình công
1. Hoãn đình công là việc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định lùi thời điểm bắt đầu cuộc đình công đã ấn định trong quyết định đình công của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền tổ chức và lãnh đạo đình công.
2. Ngừng đình công là việc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định tạm dừng cuộc đình công đang diễn ra cho đến khi không còn nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng cho nền kinh tế quốc dân, lợi ích công cộng, đe dọa đến quốc phòng, an ninh, trật tự công cộng, sức khỏe của con người.
3. Các trường hợp hoãn đình công:
a) Đình công dự kiến tổ chức tại các đơn vị cung cấp điện, nước, vận tải công cộng và các dịch vụ khác trực tiếp phục vụ tổ chức mít tinh kỷ niệm ngày lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 của Bộ luật Lao động;
b) Đình công dự kiến tổ chức tại địa bàn đang diễn ra các hoạt động nhằm phòng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm hoặc tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật.
4. Các trường hợp ngừng đình công:
a) Đình công diễn ra trên địa bàn xuất hiện thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm hoặc tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật;
b) Đình công diễn ra đến ngày thứ ba tại các đơn vị cung cấp điện, nước, vệ sinh công cộng làm ảnh hưởng tới môi trường, điều kiện sinh hoạt và sức khỏe của nhân dân tại thành phố thuộc tỉnh;
c) Đình công diễn ra có các hành vi bạo động, gây rối làm ảnh hưởng đến tài sản, tính mạng của nhà đầu tư, gây thiệt hại nghiêm trọng cho nền kinh tế quốc dân, lợi ích công cộng, đe dọa đến quốc phòng, an ninh, trật tự công cộng, sức khỏe của con người.

Như vậy, người lao động phải ngừng đình công trong các trường hợp sau:

- Trên địa bàn xuất hiện thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm hoặc tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật;

- Đình công diễn ra đến ngày thứ ba tại các đơn vị cung cấp điện, nước, vệ sinh công cộng làm ảnh hưởng tới môi trường, điều kiện sinh hoạt và sức khỏe của nhân dân tại thành phố thuộc tỉnh;

- Có các hành vi bạo động, gây rối làm ảnh hưởng đến tài sản, tính mạng của nhà đầu tư, gây thiệt hại nghiêm trọng cho nền kinh tế quốc dân, lợi ích công cộng, đe dọa đến quốc phòng, an ninh, trật tự công cộng, sức khỏe của con người.

Cơ quan nào có quyền quyết định việc ngừng đình công?

Căn cứ Điều 210 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Quyết định hoãn, ngừng đình công
1. Khi xét thấy cuộc đình công có nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng cho nền kinh tế quốc dân, lợi ích công cộng, đe dọa đến quốc phòng, an ninh, trật tự công cộng, sức khỏe của con người thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định hoãn hoặc ngừng đình công.
2. Chính phủ quy định chi tiết việc hoãn, ngừng đình công và giải quyết quyền lợi của người lao động.

Như vậy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là người có thẩm quyền ban hành quyết định ngừng đình công nếu xét thấy:

- Cuộc đình công có nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng cho nền kinh tế quốc dân;

- Cuộc đình công gây ảnh hưởng lợi ích công cộng, đe dọa đến quốc phòng, an ninh, trật tự công cộng, sức khỏe của con người.

Doanh nghiệp cho thuê lại lao động
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Doanh nghiệp cho thuê lại lao động có phải thông báo cho bên thuê lại lao động biết sơ yếu lý lịch của người lao động?
Lao động tiền lương
Trong trường hợp nào thì doanh nghiệp cho thuê lại lao động phải nộp bổ sung tiền ký quỹ sau khi rút?
Lao động tiền lương
Doanh nghiệp cho thuê lại lao động được rút tiền ký quỹ trong những trường hợp nào?
Lao động tiền lương
Hợp đồng giữa doanh nghiệp cho thuê lại lao động và người lao động thuê lại có phải là hợp đồng lao động không?
Lao động tiền lương
Doanh nghiệp cho thuê lại lao động có phải thông báo khi không còn hoạt động không?
Lao động tiền lương
Doanh nghiệp cho thuê lại lao động có được hưởng lãi suất từ tiền ký quỹ không?
Lao động tiền lương
Doanh nghiệp cho thuê lại lao động đặt trụ sở chính trên địa bàn khu công nghệ cao thì gửi báo cáo tình hình hoạt động cho ai?
Lao động tiền lương
Doanh nghiệp cho thuê lại không gửi bản sao chứng thực giấy phép đến Sở Lao động khi sang địa bàn cấp tỉnh khác hoạt động bị xử phạt ra sao?
Lao động tiền lương
Doanh nghiệp cho thuê lại lao động nộp hồ sơ đề nghị rút tiền ký quỹ đến cơ quan nào?
Lao động tiền lương
Doanh nghiệp cho thuê lại lao động phải nộp bổ sung tiền ký quỹ trong thời hạn bao lâu?
Đi đến trang Tìm kiếm - Doanh nghiệp cho thuê lại lao động
515 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào