Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam được đề nghị xử lý kỷ luật đối với cá nhân, tập thể nào trong tổ chức công đoàn?
- Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam được đề nghị xử lý kỷ luật đối với cá nhân, tập thể nào trong tổ chức công đoàn?
- Thẩm quyền xử lý kỷ luật trong tổ chức công đoàn của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam được quy định như thế nào?
- Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có thẩm quyền giải quyết khiếu nại trong tổ chức công đoàn không?
Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam được đề nghị xử lý kỷ luật đối với cá nhân, tập thể nào trong tổ chức công đoàn?
Căn cứ tại Điều 8 Quy định xử lý kỷ luật trong tổ chức công đoàn ban hành kèm theo Quyết định 5130/QĐ-TLĐ năm 2022 quy định:
Thẩm quyền đề nghị xử lý kỷ luật
1. Cán bộ công đoàn các cấp (từ cơ sở trở lên) vi phạm kỷ luật sinh hoạt thuộc tổ chức công đoàn cấp nào thì công đoàn cấp đó xem xét, kiểm điểm, bỏ phiếu đề nghị kỷ luật báo cáo lên công đoàn cấp trên trực tiếp. Công đoàn cấp dưới trực tiếp của cấp có thẩm quyền kỷ luật tiến hành xem xét, tổng hợp báo cáo, đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét xử lý kỷ luật.
2. Cán bộ công đoàn cơ sở thành viên, công đoàn bộ phận, tổ công đoàn hoặc đoàn viên công đoàn vi phạm kỷ luật do công đoàn cơ sở thành viên, công đoàn bộ phận hoặc tổ công đoàn xét đề nghị xử lý kỷ luật.
3. Tập thể ban thường vụ, Ủy ban kiểm tra công đoàn cấp nào vi phạm kỷ luật thì ban chấp hành cấp đó xét đề nghị xử lý kỷ luật.
4. Đối với tập thể Đoàn Chủ tịch, tập thể Ủy ban Kiểm tra Tổng Liên đoàn, Ủy viên Ban Chấp hành, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Tổng Liên đoàn thì do Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn xét đề nghị xử lý kỷ luật.
Theo đó, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam được đề nghị xử lý kỷ luật đối với tập thể Đoàn Chủ tịch, tập thể Ủy ban Kiểm tra Tổng Liên đoàn, Ủy viên Ban Chấp hành, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Tổng Liên đoàn trong tổ chức công đoàn.
Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam được đề nghị xử lý kỷ luật đối với cá nhân, tập thể nào trong tổ chức công đoàn? (Hình từ Internet)
Thẩm quyền xử lý kỷ luật trong tổ chức công đoàn của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 9 Quy định xử lý kỷ luật trong tổ chức công đoàn ban hành kèm theo Quyết định 5130/QĐ-TLĐ năm 2022 quy định:
Thẩm quyền xử lý kỷ luật của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
1. Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn xử lý kỷ luật đối với:
a) Tập thể Đoàn Chủ tịch, tập thể Ủy ban Kiểm tra Tổng Liên đoàn;
b) Ủy viên Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Tổng Liên đoàn;
c) Tập thể ban chấp hành Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, công đoàn ngành trung ương, công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn.
2. Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn xử lý kỷ luật đối với:
a) Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành trung ương, Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn không phải là ủy viên Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn;
b) Tập thể ban thường vụ, tập thể Ủy ban kiểm tra Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, công đoàn ngành trung ương, công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn.
c) Nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn, Ủy viên Đoàn Chủ tịch, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Tổng Liên đoàn đã chuyển công tác, nghỉ việc hoặc nghỉ hưu.
3. Thường trực Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn xử lý kỷ luật đối với:
a) Phó chủ tịch, ủy viên ban thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, công đoàn ngành trung ương, công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn.
b) Nguyên Chủ tịch, Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, công đoàn ngành trung ương, công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn không phải là ủy viên Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn đã chuyển công tác, nghỉ việc hoặc nghỉ hưu.
4. Ủy ban Kiểm tra Tổng Liên đoàn xử lý kỷ luật đối với:
Ủy viên ban chấp hành, ủy viên Ủy ban kiểm tra Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, công đoàn ngành trung ương, công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn;
Theo đó, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có thẩm quyền xử lý kỷ luật trong tổ chức công đoàn đối với:
- Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành trung ương, Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn không phải là ủy viên Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn;
- Tập thể ban thường vụ, tập thể Ủy ban kiểm tra Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, công đoàn ngành trung ương, công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn.
- Nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn, Ủy viên Đoàn Chủ tịch, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Tổng Liên đoàn đã chuyển công tác, nghỉ việc hoặc nghỉ hưu.
Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có thẩm quyền giải quyết khiếu nại trong tổ chức công đoàn không?
Căn cứ tại Điều 16 Quy định xử lý kỷ luật trong tổ chức công đoàn ban hành kèm theo Quyết định 5130/QĐ-TLĐ năm 2022 quy định:
Khiếu nại
Tổ chức, tập thể ban chấp hành, ban thường vụ, ủy ban kiểm tra, cán bộ, đoàn viên bị xử lý kỷ luật có quyền khiếu nại đối với quyết định kỷ luật theo quy định, nhưng khi chưa được tổ chức công đoàn có thẩm quyền giải quyết thì vẫn phải chấp hành nghiêm quyết định kỷ luật đã công bố.
Khiếu nại thuộc thẩm quyền xử lý kỷ luật của cấp nào thì cấp đó giải quyết lần đầu. Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn là cấp giải quyết khiếu nại cuối cùng thuộc thẩm quyền của Đoàn Chủ tịch và Thường trực Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn. Trường hợp khiếu nại thuộc thẩm quyền xử lý kỷ luật của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn thì Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn là cấp giải quyết khiếu nại cuối cùng.
Thời hiệu khiếu nại lần đầu là 15 ngày kể từ ngày nhận được quyết định kỷ luật; thời hiệu khiếu nại lần hai là 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu.
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại thuộc thẩm quyền, tổ chức công đoàn phải thụ lý giải quyết và thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân chuyển khiếu nại biết, trường hợp không thụ lý giải quyết thì phải nêu rõ lý do.
Thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 30 ngày kể từ ngày thụ lý; đối với trường hợp phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày kể từ ngày thụ lý.
Theo đó, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Việt Nam là cấp giải quyết khiếu nại cuối cùng thuộc thẩm quyền của Đoàn Chủ tịch và Thường trực Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn. Trường hợp khiếu nại thuộc thẩm quyền xử lý kỷ luật của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn thì Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn là cấp giải quyết khiếu nại cuối cùng.
Như vậy, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Việt Nam có thẩm quyền giải quyết khiếu nại trong tổ chức công đoàn.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Lương hưu tháng 12 năm 2024 chính thức chi trả bằng tiền mặt cho toàn bộ người lao động từ ngày mấy? Địa điểm nhận ở đâu?
- Bài phát biểu hay về Cựu chiến binh ngày 6 12 ngắn gọn, ý nghĩa? Cựu chiến binh có được hưởng chế độ gì không?
- Thống nhất lương hưu 2025 với mức 1, mức 2 sau đợt tăng hơn 15% dành cho người đã nghỉ hưu trước 1995 có đúng không?
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam thành lập vào ngày tháng năm nào? Tiền phụ cấp chức vụ lãnh đạo Chủ tịch Hội cựu chiến binh Việt Nam cấp xã là bao nhiêu?