Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có tiêu chuẩn về năng lực công tác như thế nào?
Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có tiêu chuẩn về năng lực công tác như thế nào?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 3 Quy định Tiêu chuẩn chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý công đoàn các cấp ban hành kèm theo Quyết định 3169/QĐ-TLĐ năm 2021 quy định:
Tiêu chuẩn Ủy viên Ban Chấp hành, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra và các chức danh trong Ban Chấp hành, Ủy ban Kiểm tra Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
...
3. Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Đáp ứng các tiêu chuẩn chung của khung tiêu chuẩn chức danh cán bộ thuộc diện Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý và tiêu chuẩn của Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương theo quy định của Đảng, đồng thời đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
a) Về năng lực công tác
- Hiểu biết toàn diện và sâu sắc về phong trào công nhân và hoạt động công đoàn; có khả năng dự báo, xử lý, ứng phó kịp thời, hiệu quả những tình huống đột xuất, phát sinh; đại diện có hiệu quả quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của đoàn viên, người lao động.
- Có năng lực cụ thể hoá đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước thành các chương trình, kế hoạch hành động của tổ chức công đoàn và tổ chức thành các phong trào để thực hiện có hiệu quả công tác vận động công nhân, viên chức, người lao động tham gia xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước và phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
- Có năng lực tuyên truyền, vận động, thuyết phục, tập hợp quần chúng, đoàn viên, hội viên và giám sát, phản biện xã hội. Nhiệt huyết, gương mẫu, nêu cao tinh thần đoàn kết toàn dân. Có kinh nghiệm và uy tín cao trong tổ chức Công đoàn Việt Nam, trong đoàn viên, công nhân, viên chức và người lao động.
b) Về kinh nghiệm lãnh đạo, quản lý và công tác công đoàn
- Nhân sự tại chỗ phải có từ đủ 01 năm trở lên giữ chức danh Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ.
- Trường hợp nguồn nhân sự từ nơi khác phải có từ đủ 01 năm trở lên giữ chức vụ cấp phó các ban, bộ, ngành, đoàn thể ở Trung ương, lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ.
...
Như vậy, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có tiêu chuẩn về năng lực công tác sau:
- Hiểu biết toàn diện và sâu sắc về phong trào công nhân và hoạt động công đoàn; có khả năng dự báo, xử lý, ứng phó kịp thời, hiệu quả những tình huống đột xuất, phát sinh; đại diện có hiệu quả quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của đoàn viên, người lao động.
- Có năng lực cụ thể hoá đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước thành các chương trình, kế hoạch hành động của tổ chức công đoàn và tổ chức thành các phong trào để thực hiện có hiệu quả công tác vận động công nhân, viên chức, người lao động tham gia xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước và phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
- Có năng lực tuyên truyền, vận động, thuyết phục, tập hợp quần chúng, đoàn viên, hội viên và giám sát, phản biện xã hội. Nhiệt huyết, gương mẫu, nêu cao tinh thần đoàn kết toàn dân. Có kinh nghiệm và uy tín cao trong tổ chức Công đoàn Việt Nam, trong đoàn viên, công nhân, viên chức và người lao động.
Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có tiêu chuẩn về năng lực công tác như thế nào? (Hình từ Internet)
Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có quyền tham dự các cuộc họp của các cơ quan cùng cấp không?
Căn cứ tại Điều 13 Luật Công đoàn 2012 quy định:
Tham dự các phiên họp, cuộc họp, kỳ họp và hội nghị
Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, chủ tịch công đoàn các cấp có quyền, trách nhiệm tham dự các phiên họp, cuộc họp, kỳ họp và hội nghị của các cơ quan, tổ chức hữu quan cùng cấp khi bàn và quyết định những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động.
Như vậy, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có quyền tham dự các cuộc họp của các cơ quan cùng cấp khi bàn và quyết định những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động.
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam giao ban Tổ chức Tổng Liên đoàn thực hiện những nhiệm vụ gì?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 10 Quy định Tiêu chuẩn chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý công đoàn các cấp ban hành kèm theo Quyết định 3169/QĐ-TLĐ năm 2021 quy định:
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
1. Thống nhất với các cấp ủy đảng theo quy định của trung ương về công tác cán bộ theo phân cấp quản lý.
2. Giao Ban Tổ chức Tổng Liên đoàn thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Đôn đốc, kiểm tra, giám sát các cấp công đoàn, các ban và tương đương cơ quan Tổng Liên đoàn triển khai thực hiện Quy định này.
b) Tham mưu cho Đảng đoàn, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn phối hợp với cấp ủy theo phân cấp của trung ương thực hiện quy hoạch, đào tạo, luân chuyển, điều động, bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử, đánh giá cán bộ trong tổ chức công đoàn, đáp ứng tiêu chuẩn từng chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý.
c) Tham mưu, đề xuất cử cán bộ lãnh đạo Tổng Liên đoàn thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Chính trị, Ban Bí thư hoặc đã được quy hoạch chức danh lãnh đạo chủ chốt của Tổng Liên đoàn, tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng tiêu chuẩn theo quy định.
d) Định kỳ hàng năm xây dựng kế hoạch, đề xuất điều động, luân chuyển, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thuộc thẩm quyền quản lý của Đảng đoàn, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn phù hợp với tiêu chuẩn chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý của tổ chức công đoàn.
đ) Chủ trì hướng dẫn, phối hợp với công đoàn cấp tỉnh, ngành trung ương, các ban, đơn vị trực thuộc Tổng Liên đoàn thực hiện quy trình quy hoạch cán bộ trên cơ sở Quy định này và thực hiện luân chuyển, bố trí công việc phù hợp với tiêu chuẩn, trình độ, năng lực của cán bộ.
Theo đó, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam giao ban Tổ chức Tổng Liên đoàn thực hiện 5 nhiệm vụ được quy định như trên.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Lương hưu tháng 12 năm 2024 chính thức chi trả bằng tiền mặt cho toàn bộ người lao động từ ngày mấy? Địa điểm nhận ở đâu?
- Bài phát biểu hay về Cựu chiến binh ngày 6 12 ngắn gọn, ý nghĩa? Cựu chiến binh có được hưởng chế độ gì không?
- Thống nhất lương hưu 2025 với mức 1, mức 2 sau đợt tăng hơn 15% dành cho người đã nghỉ hưu trước 1995 có đúng không?
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam thành lập vào ngày tháng năm nào? Tiền phụ cấp chức vụ lãnh đạo Chủ tịch Hội cựu chiến binh Việt Nam cấp xã là bao nhiêu?