Độ tuổi nghỉ hưu năm 2025 của người lao động là bao nhiêu tuổi?
Độ tuổi nghỉ hưu năm 2025 của người lao động là bao nhiêu tuổi?
Tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 135/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường
Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường theo khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động được quy định cụ thể như sau:
1. Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam cho đến khi đủ 62 tuổi vào năm 2028 và cứ mỗi năm tăng thêm 04 tháng đối với lao động nữ cho đến khi đủ 60 tuổi vào năm 2035.
...
Theo đó, từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động sẽ tăng dần theo từng năm, cụ thể:
- Cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam cho đến khi đủ 62 tuổi vào năm 2028.
- Cứ mỗi năm tăng thêm 04 tháng đối với lao động nữ cho đến khi đủ 60 tuổi vào năm 2035.
Căn cứ khoản 2 Điều 4 Nghị định 135/2020/NĐ-CP, lộ trình điều chỉnh tuổi nghỉ hưu của người lao động theo từng năm được thể hiện bằng bảng sau đây:
Như vậy, độ tuổi nghỉ hưu năm 2025 của người lao động là:
- Lao động nam: 61 tuổi 3 tháng
- Lao động nữ: 56 tuổi 8 tháng.
Lưu ý:
Theo quy định tại Điều 169 Bộ luật Lao động 2019, người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
- Người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao và một số trường hợp đặc biệt có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Độ tuổi nghỉ hưu năm 2025 của người lao động là bao nhiêu tuổi?
Thời điểm hưởng lương hưu hiện nay là khi nào?
Theo quy định tại Điều 59 và Điều 76 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, thời điểm hưởng lương hưu hiện nay được quy định như sau:
(1) Đối với người tham gia BHXH bắt buộc:
- Đối với người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và i khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, thời điểm hưởng lương hưu là thời điểm ghi trong quyết định nghỉ việc do người sử dụng lao động lập khi người lao động đã đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật.
- Đối với người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định tại điểm h khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, thời điểm hưởng lương hưu được tính từ tháng liền kề khi người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu và có văn bản đề nghị gửi cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
- Đối với người lao động quy định tại điểm g khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và người đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội, thời điểm hưởng lương hưu là thời điểm ghi trong văn bản đề nghị của người lao động đã đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định.
(2) Đối với người tham gia BHXH tự nguyện:
Thời điểm hưởng lương hưu được tính từ tháng liền kề sau tháng người tham gia bảo hiểm xã hội đủ điều kiện hưởng lương hưu.
Chính sách thu hẹp khoảng cách chênh lệch lương hưu giữa người nghỉ hưu ở các thời kỳ từ 1/7/2025 ra sao?
(1) Đối với người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc:
Tại Điều 67 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định như sau:
Điều chỉnh lương hưu
1. Lương hưu được điều chỉnh trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng phù hợp với khả năng của ngân sách nhà nước và quỹ bảo hiểm xã hội.
2. Điều chỉnh mức tăng lương hưu thỏa đáng đối với đối tượng có mức lương hưu thấp và nghỉ hưu trước năm 1995 bảo đảm thu hẹp khoảng cách chênh lệch lương hưu giữa người nghỉ hưu ở các thời kỳ.
3. Chính phủ quy định thời điểm, đối tượng, mức điều chỉnh lương hưu quy định tại Điều này.
Theo đó, Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực kể từ ngày 1/7/2025 sẽ điều chỉnh mức tăng lương hưu thỏa đáng đối với các đối tượng có mức lương hưu thấp và nghỉ hưu trước năm 1995 nhằm bảo đảm thu hẹp khoảng cách chênh lệch lương hưu giữa người nghỉ hưu ở các thời kỳ.
(2) Đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
Tại khoản 2 Điều 99 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định như sau:
Mức lương hưu hằng tháng
...
2. Việc điều chỉnh lương hưu được thực hiện theo quy định tại Điều 67 của Luật này.
...
Theo đó, việc điều chỉnh lương hưu đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được thực hiện tương tự theo quy định đối với người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Như vậy, từ 1/7/2025 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực những đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội có mức lương hưu thấp và nghỉ hưu trước năm 1995 được điều chỉnh tăng lương hưu một cách thỏa đáng, bảo đảm thu hẹp khoảng cách chênh lệch lương hưu giữa những người nghỉ hưu ở các thời kỳ.
Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực từ 01/7/2025.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Quyết định mới của Thủ tướng Chính phủ về cải cách tiền lương toàn bộ cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang dự toán ngân sách như thế nào?
- Chính thức hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo cho cán bộ công chức viên chức và LLVT chuyển xếp lương ra sao?
- Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2025, lịch nghỉ tết Âm lịch 2025 chính thức của người lao động do Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể thế nào?
- Chính thức quyết định thưởng Tết 2025 cho người lao động của doanh nghiệp sẽ căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc đúng không?