Điều kiện xét thăng hạng lên hộ sinh hạng 3 của viên chức được yêu cầu thế nào?
Điều kiện xét thăng hạng lên hộ sinh hạng 3 của viên chức được yêu cầu thế nào?
Tại điểm d khoản 3 Điều 8 Thông tư liên tịch 26/2015/TTLT-BYT-BNV, được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 3 Thông tư 03/2022/TT-BYT có quy định như sau:
Hộ sinh hạng III - Mã số: V.08.06.15
...
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
...
đ) Viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng từ chức danh nghề nghiệp hộ sinh hạng IV lên chức danh nghề nghiệp hộ sinh hạng III phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp hộ sinh hạng IV và tương đương từ đủ 03 năm trở lên. Trường hợp có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh hộ sinh hạng IV tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.
...
Theo đó, viên chức dự xét thăng hạng từ chức danh nghề nghiệp hộ sinh hạng 4 lên chức danh nghề nghiệp hộ sinh hạng 3 phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp hộ sinh hạng 4 và tương đương từ đủ 03 năm trở lên.
Trường hợp có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp tương đương thì phải có ít nhất 01 năm giữ chức danh hộ sinh hạng 4 tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự xét thăng hạng.
Điều kiện xét thăng hạng lên hộ sinh hạng 3 của viên chức được yêu cầu thế nào? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ của viên chức hộ sinh hạng 3 là gì?
Tại khoản 1 Điều 8 Thông tư liên tịch 26/2015/TTLT-BYT-BNV có quy định như sau:
Hộ sinh hạng III - Mã số: V.08.06.15
1. Nhiệm vụ:
a) Chăm sóc bà mẹ, trẻ sơ sinh, người bệnh và người sử dụng dịch vụ:
Khám và nhận định tình trạng sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh, người bệnh và người sử dụng dịch vụ, xác định vấn đề ưu tiên cần chăm sóc của từng đối tượng;
Lập kế hoạch, tổ chức, thực hiện chăm sóc bà mẹ, trẻ sơ sinh, người bệnh và người sử dụng dịch vụ;
Tổ chức thực hiện và kiểm tra việc theo dõi, đánh giá diễn biến hằng ngày của bà mẹ, trẻ sơ sinh, người bệnh và người sử dụng dịch vụ; phát hiện, tiên lượng, xử trí kịp thời, báo cáo quá trình xử trí và diễn biến bất thường không thuộc phạm vi xử trí của hộ sinh cho bác sĩ điều trị; phối hợp cùng bác sĩ chỉ đạo hộ sinh cấp thấp hơn trong quá trình xử trí diễn biến bất thường;
Tổ chức và thực hiện kỹ thuật điều dưỡng, phục hồi chức năng cơ bản, kỹ thuật chăm sóc sản khoa, chăm sóc sơ sinh thiết yếu và chuyên sâu, kế hoạch hóa gia đình, phá thai an toàn;
Nhận định nhu cầu dinh dưỡng, lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện chăm sóc dinh dưỡng cho bà mẹ, trẻ sơ sinh;
Tổ chức, giám sát, thực hiện chăm sóc giảm nhẹ và hỗ trợ tâm lý cho bà mẹ và gia đình trong trường hợp thai nghén, sinh đẻ, sau đẻ và sơ sinh bất thường nghiêm trọng; chăm sóc giảm nhẹ và hỗ trợ tâm lý cho người bệnh giai đoạn cuối;
Hướng dẫn, giám sát, kiểm tra, thực hiện ghi chép hồ sơ theo quy định;
Tổ chức thực hiện và giám sát việc bảo quản thuốc và trang thiết bị y tế được phân công quản lý.
b) Chăm sóc sức khỏe sinh sản tại cộng đồng:
Tổ chức khám và quản lý thai đối với sản phụ trong trường hợp sản phụ không thể đến cơ sở y tế;
Lập kế hoạch, tổ chức, thực hiện khám, chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh trong giai đoạn sau sinh tại nhà;
Giám sát, hỗ trợ hoạt động chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh, kế hoạch hóa gia đình tại cộng đồng;
Tham gia chăm sóc sức khỏe ban đầu và chương trình mục tiêu quốc gia.
c) Sơ cứu, cấp cứu:
Quản lý, giám sát, chuẩn bị sẵn sàng thuốc và phương tiện cấp cứu;
Tổ chức, thực hiện sơ cứu, cấp cứu sản khoa, cấp cứu hồi sức sơ sinh ban đầu; kịp thời báo cáo và phối hợp với bác sĩ phụ trách hoặc chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trên;
Tham gia cấp cứu dịch bệnh và thảm họa khi có yêu cầu.
d) Truyền thông, giáo dục, tư vấn về chăm sóc sức khỏe sinh sản:
Tổ chức và thực hiện đánh giá nhu cầu tư vấn, giáo dục sức khỏe đối với bà mẹ, trẻ sơ sinh, người bệnh và người sử dụng dịch vụ;
Tổ chức và thực hiện truyền thông, giáo dục, tư vấn về chăm sóc sức khỏe sinh sản (bao gồm cả nam giới), kế hoạch hóa gia đình, phá thai an toàn, phòng chống bạo lực giới tại cơ sở y tế và cộng đồng;
Tham gia đánh giá kết quả truyền thông, giáo dục và tư vấn về chăm sóc sức khỏe sinh sản.
đ) Phối hợp, hỗ trợ trong điều trị:
Phối hợp với bác sĩ phân cấp chăm sóc và tổ chức thực hiện chăm sóc bà mẹ, trẻ sơ sinh, người bệnh và người sử dụng dịch vụ;
Tổ chức và thực hiện cho bà mẹ, trẻ sơ sinh, người bệnh và người sử dụng dịch vụ nhập viện, chuyển khoa, chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, ra viện khi có chỉ định của bác sĩ;
Tổ chức thực hiện quản lý buồng bệnh, quản lý bà mẹ, trẻ sơ sinh, người bệnh, người sử dụng dịch vụ và thuốc, trang thiết bị, vật tư tiêu hao, hồ sơ bệnh án.
e) Bảo vệ và thực hiện quyền của người bệnh:
Thực hiện và biện hộ quyền của bà mẹ, trẻ sơ sinh, người bệnh và người sử dụng dịch vụ theo quy định của pháp luật;
Tạo điều kiện cho bà mẹ, người bệnh và người sử dụng dịch vụ quyền được tham gia vào quá trình chăm sóc, điều trị;
Thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho bà mẹ, trẻ sơ sinh, người bệnh và người sử dụng dịch vụ.
g) Đào tạo, nghiên cứu khoa học và phát triển nghề nghiệp:
Tổ chức đào tạo và hướng dẫn thực hành cho học sinh, sinh viên và viên chức hộ sinh;
Thực hiện nghiên cứu khoa học, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật trong chăm sóc bà mẹ, trẻ sơ sinh, người bệnh và khách hàng; áp dụng sáng kiến, cải tiến chất lượng trong chăm sóc bà mẹ, trẻ sơ sinh, người bệnh và người sử dụng dịch vụ;
Tham gia xây dựng chương trình, tài liệu đào tạo liên tục và đào tạo chuyên môn hộ sinh.
...
Theo đó, viên chức hộ sinh hạng 3 phải thực hiện những nhiệm vụ nêu trên trong quá trình công tác.
Yêu cầu tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của hộ sinh hạng 3 ra sao?
Tại khoản 2 Điều 8 Thông tư liên tịch 26/2015/TTLT-BYT-BNV, được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 3 Thông tư 03/2022/TT-BYT có quy định như sau:
Hộ sinh hạng III - Mã số: V.08.06.15
...
2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
a) Tốt nghiệp đại học ngành Hộ sinh.
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp hộ sinh hoặc có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh (dùng cho các hạng chức danh hộ sinh).
...
Theo đó, hộ sinh hạng 3 phải đáp ứng 02 tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng như sau:
- Tốt nghiệp đại học ngành Hộ sinh.
- Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp hộ sinh hoặc có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh (dùng cho các hạng chức danh hộ sinh).
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Lễ Tạ Ơn 2024 là ngày mấy? Lễ Tạ Ơn có những hoạt động gì? Ở Việt Nam, người lao động có được nghỉ làm vào ngày Lễ Tạ Ơn không?
- Cyber Monday là gì? Cyber Monday 2024 diễn ra vào ngày nào? Năm 2024, người lao động còn những ngày nghỉ lễ nào?
- Thứ 5 cuối cùng của tháng 11 có sự kiện đặc biệt gì? Tháng 11 người lao động được nghỉ tối đa bao nhiêu ngày?
- Đã có thông báo về mức lương cơ sở mới của của đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước tác động kinh tế vĩ mô thế nào?