Điều kiện để người lao động được hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp là gì?
Khám phát hiện bệnh nghề nghiệp mấy lần mỗi năm?
Căn cứ Điều 7 Thông tư 28/2016/TT-BYT có quy định về thời gian khám phát hiện bệnh nghề nghiệp như sau:
Thời gian khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động
1. Thời gian khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động theo quy định tại Khoản 1 Điều 21 Luật an toàn vệ sinh lao động.
2. Đối với các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh nghề nghiệp cấp tính hoặc do yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người lao động thì thời gian khám phát hiện bệnh nghề nghiệp theo đề nghị của tổ chức hoặc cá nhân yêu cầu.
Dẫn chiếu đến quy định tại khoản 1 Điều 21 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 có nội dung như sau:
Khám sức khỏe và điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động
1. Hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe ít nhất một lần cho người lao động; đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần.
...
Theo đó, việc khám phát hiện bệnh nghề nghiệp được thực hiện ít nhất 06 tháng/lần: Người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi.
Số lần khám theo yêu cầu: Trường hợp nghi ngờ mắc bệnh nghề nghiệp cấp tính hoặc do yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người lao động.
Điều kiện để người lao động được hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp là gì?
Điều kiện để người lao động được hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp là gì?
Căn cứ Điều 20 Nghị định 88/2020/NĐ-CP quy định về điều kiện hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp cho người lao động như sau:
Điều kiện hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp cho người lao động
Người lao động được hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 56 Luật An toàn, vệ sinh lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Đã được chẩn đoán bị bệnh nghề nghiệp tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp;
2. Đã tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đủ 12 tháng trở lên và đang tham gia tính đến tháng liền kề trước tháng đề nghị hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp;
3. Có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc trong thời gian làm các nghề, công việc gây bệnh nghề nghiệp quy định tại khoản 1 Điều này.
Dẫn chiếu đến điểm a khoản 2 Điều 56 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định như sau:
Hỗ trợ các hoạt động phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
...
2. Các hoạt động phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hỗ trợ bao gồm:
a) Khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp;
...
Theo đó, người lao động được hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Đã được chẩn đoán bị bệnh nghề nghiệp tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp.
- Đã tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đủ 12 tháng trở lên và đang tham gia tính đến tháng liền kề trước tháng đề nghị hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp.
- Có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc trong thời gian làm các nghề, công việc gây bệnh nghề nghiệp.
Khám phát hiện bệnh nghề nghiệp là khám những gì?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư 28/2016/TT-BYT, khi tham gia khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, người lao động sẽ được khám lâm sàng và cận lâm sàng với các nội dung quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư 28/2016/TT-BYT để phát hiện bệnh nghề nghiệp thuộc Danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm, bao gồm:
Xem chi tiết Nội dung khám phát hiện bệnh nghề nghiệp: Tại đây
Thêm vào đó, người lao động còn được thực hiện thêm các xét nghiệm khác liên quan đến yếu tố có hại trong môi trường lao động (nếu cần). Riêng lao động nữ được khám thêm chuyên khoa phụ sản.
Lưu ý: Đối với những bệnh nghề nghiệp không nằm trong Danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm thì người lao động được khám đầy đủ các chuyên khoa theo chỉ định của bác sỹ khám bệnh nghề nghiệp.
Ngoài việc khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, người lao động còn được khai thác đầy đủ các thông tin cá nhân, tình trạng sức khỏe hiện tại, tiền sử bệnh tật của bản thân và gia đình, thời gian tiếp xúc yếu tố có hại có thể gây bệnh nghề nghiệp và ghi rõ vào phần tiền sử tiếp xúc nghề nghiệp trong sổ khám sức khỏe phát hiện bệnh nghề nghiệp.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?
- 3 12 là ngày gì trong tình yêu? Ngày này là ngày nghỉ làm của người lao động đúng không?
- 4 12 ngày Quốc tế Ôm tự do đúng không? Đây có phải ngày nghỉ lễ của Việt Nam hay không?
- Chi tiết lương hưu tháng 12 năm 2024 thực nhận trên mức tăng 15% là bao nhiêu?