Điều chỉnh lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội từ 1/7/2024 theo Chỉ thị 17/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ có đúng không?
Điều chỉnh lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội từ 1/7/2024 theo Chỉ thị 17/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ có đúng không?
Chủ tịch Quốc hội đã ký ban hành Nghị quyết 104/2023/QH15 về Dự toán Ngân sách Nhà nước năm 2024.
Về thực hiện chính sách tiền lương, Quốc hội quyết nghị từ ngày 1/7/2024, thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018.
Theo đó, ngày 22/4/2024, Chỉ thị 17/CT-TTg năm 2024 về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
Căn cứ tại mục I phần B Chỉ thị 17/CT-TTg năm 2024 có quy định về việc thực hiện việc điều chỉnh mức lương hưu từ 1/7/2024:
DỰ TOÁN NSNN NĂM 2025
...
2. Về dự toán chi ngân sách nhà nước
Xây dựng dự toán chi NSNN năm 2025 đảm bảo các quy định của pháp luật; nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển, chi thường xuyên NSNN được cấp có thẩm quyền phê duyệt; đáp ứng yêu cầu cơ cấu lại ngân sách theo Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 18 tháng 11 năm 2016 của Bộ Chính trị, gắn với việc đẩy mạnh sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, đầu mối khu vực sự nghiệp công lập theo các Nghị quyết số 18-NQ/TW, số 19-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Hội nghị Trung ương 6 Khóa XII, Kết luận số 28-KL/TW ngày 21 tháng 02 năm 2022 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (Kết luận số 28-KL/TW) và Kết luận số 40-KL/TW ngày 18 tháng 7 năm 2022 của Bộ Chính trị về nâng cao hiệu quả công tác quản lý biên chế của hệ thống chính trị giai đoạn 2022-2026 (Kết luận số 40-KL/TW); Kinh phí về chế độ tiền lương mới, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội từ ngày 01 tháng 7 năm 2024.
...
Như vậy, theo Chỉ thị 17/CT-TTg năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ về dự toán chi ngân sách nhà nước sẽ tiến hành xây dựng dự toán chi NSNN năm 2025 trong đó điều chỉnh lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 7 năm 2024 cùng thời điểm cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018.
>>> Tăng lương hưu cho 09 nhóm đối tượng từ 1/7/2024 lên bao nhiêu % theo dự kiến?
Điều chỉnh lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội từ 1/7/2024 theo Chỉ thị 17/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ có đúng không?
Bảng lương mới 2024 được xây dựng như thế nào?
Căn cứ Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 về cải cách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (khu vực công) sẽ thiết kế cơ cấu tiền lương mới gồm: lương cơ bản và các khoản phụ cấp trong đó lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương) và các khoản phụ cấp (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương).
Tại tiết 3.1, tiểu mục 3 Mục II Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 quy định rõ sẽ xây dựng 5 bảng lương mới 2024 sau cải cách tiền lương áp dụng cho các đối tượng sau:
- 1 bảng lương chức vụ áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo (bầu cử và bổ nhiệm) trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cấp xã.
- 1 bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng chung đối với công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo.
- 3 bảng lương đối với lực lượng vũ trang, gồm:
+ 1 bảng lương sĩ quan quân đội, sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ công an (theo chức vụ, chức danh và cấp bậc quân hàm hoặc cấp hàm).
+ 1 bảng lương quân nhân chuyên nghiệp quân đội, chuyên môn kỹ thuật công an.
+ 1 bảng lương công nhân quốc phòng, công nhân công an (trong đó giữ tương quan tiền lương của lực lượng vũ trang so với công chức hành chính như hiện nay).
Cơ quan nào thực hiện việc chi trả lương hưu?
Căn cứ tại Điều 93 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:
Cơ quan bảo hiểm xã hội
1. Cơ quan bảo hiểm xã hội là cơ quan nhà nước có chức năng thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, quản lý và sử dụng các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; thanh tra việc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và nhiệm vụ khác theo quy định của Luật này.
2. Chính phủ quy định cụ thể tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan bảo hiểm xã hội.
Theo đó, cơ quan bảo hiểm xã hội là cơ quan nhà nước có chức năng thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, quản lý và sử dụng các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
Căn cứ tại Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:
Các chế độ bảo hiểm xã hội
1. Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây:
a) Ốm đau;
b) Thai sản;
c) Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
d) Hưu trí;
đ) Tử tuất.
2. Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây:
a) Hưu trí;
b) Tử tuất.
3. Bảo hiểm hưu trí bổ sung do Chính phủ quy định.
Có thể thấy hưu trí là một trong những chế độ của bảo hiểm xã hội.
Như vậy, cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ là nơi chi trả lương hưu cho những đối tượng được hưởng lương hưu.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?
- 3 12 là ngày gì trong tình yêu? Ngày này là ngày nghỉ làm của người lao động đúng không?
- 4 12 ngày Quốc tế Ôm tự do đúng không? Đây có phải ngày nghỉ lễ của Việt Nam hay không?
- Chi tiết lương hưu tháng 12 năm 2024 thực nhận trên mức tăng 15% là bao nhiêu?