Địa chỉ Trung tâm dịch vụ việc làm tại Bình Dương là ở đâu?
- Địa chỉ Trung tâm dịch vụ việc làm tại Bình Dương là ở đâu?
- Ai có thẩm quyền thành lập trung tâm dịch vụ việc làm?
- Hoạt động tư vấn giới thiệu việc làm của trung tâm dịch vụ việc làm có tính phí không?
- Trung tâm dịch vụ việc làm có phải theo dõi tình trạng việc làm cho người lao động hay không?
- Mẫu đăng ký tìm việc tại Trung tâm dịch vụ việc làm dành cho người lao động mới nhất?
Địa chỉ Trung tâm dịch vụ việc làm tại Bình Dương là ở đâu?
Theo Thông tin từ Cổng TTĐT Trung tâm dịch vụ việc làm Bình Dương. Trung tâm Dịch vụ việc làm Bình Dương đã thành lập từ rất sớm, sau sáu năm ngày thống nhất đất nước 30/4/1975.
Địa chỉ trụ sở và chi nhánh Trung tâm dịch vụ việc làm Bình Dương như sau:
- Trụ Sở Chính: 369 Đại Lộ Bình Dương, KP.Hòa Lân, Thuận Giao, Thuận An, Bình Dương
Số Điện Thoại : (0274) 3.899.019
- Chi Nhánh Dĩ An: 10 Ngô Văn Sở, KP.Bình Minh 2, Dĩ An, Bình Dương.
Số Điện Thoại : (0274) 3.775.458
- Chi Nhánh Tân Định: Đại Lộ Bình Dương, KP 2, Tân Định, Bến Cát, Bình Dương (gần khu du lịch Đại Nam).
Số Điện Thoại : (0274) 3.857.679
- Chi Nhánh Tân Uyên: ĐH421, tổ 4, khu phố 4, Uyên Hưng, Tân Uyên, Bình Dương
Số Điện Thoại : (0274) 3.642.414
Địa chỉ Trung tâm dịch vụ việc làm tại Bình Dương là ở đâu? (Hình từ Internet)
Ai có thẩm quyền thành lập trung tâm dịch vụ việc làm?
Căn cứ theo Điều 2 Nghị định 23/2021/NĐ-CP có quy định như sau:
Đối tượng áp dụng
1. Trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 37 của Luật Việc làm, gồm:
a) Trung tâm dịch vụ việc làm do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quyết định thành lập;
b) Trung tâm dịch vụ việc làm do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định thành lập;
c) Trung tâm dịch vụ việc làm do người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội cấp trung ương quyết định thành lập.
2. Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 39 của Luật Việc làm.
3. Cơ quan, tổ chức và cá nhân khác có liên quan trực tiếp đến việc thực hiện quy định tại Nghị định này.
Theo đó thẩm quyền quyết định thành lập trung tâm dịch vụ việc làm thuộc về:
- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ;
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội cấp trung ương.
Hoạt động tư vấn giới thiệu việc làm của trung tâm dịch vụ việc làm có tính phí không?
Căn cứ theo Điều 13 Nghị định 23/2021/NĐ-CP có quy định về trách nhiệm của trung tâm dịch vụ việc làm như sau:
Trách nhiệm của trung tâm dịch vụ việc làm
1. Thực hiện tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động và cung cấp thông tin thị trường lao động miễn phí.
2. Bảo đảm chất lượng dịch vụ sự nghiệp công về việc làm theo các tiêu chí, tiêu chuẩn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
3. Tổ chức thực hiện các hoạt động giao dịch việc làm, xây dựng dữ liệu người tìm việc, việc làm trống để kết nối cung cầu lao động.
4. Thực hiện đúng quy định của pháp luật về tổ chức và hoạt động của trung tâm dịch vụ việc làm.
5. Định kỳ 06 tháng và hằng năm, báo cáo tình hình hoạt động dịch vụ việc làm theo Mẫu số 05 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này gửi cơ quan trực tiếp quản lý và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi đặt trụ sở. Báo cáo 06 tháng gửi trước ngày 20 tháng 6 và báo cáo hằng năm gửi trước ngày 20 tháng 12.
Theo đó thì việc hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm là trách nhiệm của trung tâm dịch vụ việc làm nên việc này sẽ được thực hiện miễn phí cho người lao động.
Trung tâm dịch vụ việc làm có phải theo dõi tình trạng việc làm cho người lao động hay không?
Căn cứ tại Điều 12 Nghị định 23/2021/NĐ-CP quy định:
Quản lý hoạt động dịch vụ việc làm tại trung tâm dịch vụ việc làm
1. Trung tâm dịch vụ việc làm tiếp nhận, lập hồ sơ các cơ quan, tổ chức và cá nhân đến đăng ký dịch vụ việc làm theo các Mẫu số 01, 01 a, 02, 03, 03a Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Trung tâm dịch vụ việc làm thực hiện theo dõi tình trạng việc làm cho người lao động được giới thiệu hoặc cung ứng tối thiểu 03 tháng hoặc trong thời gian thực hiện hợp đồng lao động đối với những trường hợp thực hiện hợp đồng lao động dưới 03 tháng theo Mẫu số 04 Phụ lục 01 ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong việc tổ chức cung cấp các dịch vụ và quản lý hoạt động dịch vụ việc làm tại trung tâm dịch vụ việc làm đảm bảo theo các quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Theo quy định đó, trung tâm dịch vụ việc làm phải theo dõi tình trạng việc làm cho người lao động được giới thiệu tối thiểu 3 tháng hoặc trong thời gian thực hiện hợp đồng lao động đối với những trường hợp thực hiện hợp đồng lao động dưới 03 tháng.
Mẫu đăng ký tìm việc tại Trung tâm dịch vụ việc làm dành cho người lao động mới nhất?
Mẫu phiếu đăng ký tìm việc dành cho người lao động được quy định tại Mẫu số 01a/PLI Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị định 23/2021/NĐ-CP, cụ thể:
Tải Phiếu đăng ký dành cho người lao động mới nhất theo Mẫu số 01a/PLI: TẢI VỀ.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Triển khai thực hiện 7 nội dung cải cách tiền lương cho toàn bộ khu vực công, chế độ tiền thưởng gắn liền với trách nhiệm của ai trong việc đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành công việc tại cơ quan, đơn vị?
- Bãi bỏ mức lương cơ sở, ban hành mức lương mới cho toàn bộ CBCCVC và LLVT có phải là một trong các yếu tố để thiết kế bảng lương mới không?
- Ngày 12 tháng 12 có sự kiện gì không? Người lao động có được nghỉ hưởng nguyên lương vào ngày 12 12 2024 không?
- 26 Tết Âm lịch 2025 là ngày bao nhiêu dương lịch? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 kéo dài bao lâu đối với CBCCVC và người lao động?