Địa chỉ, thời gian làm việc của Bảo hiểm xã hội Quận 10 cụ thể ra sao?
Địa chỉ, thời gian làm việc của Bảo hiểm xã hội Quận 10 cụ thể ra sao?
Bảo hiểm xã hội Quận 10 là cơ quan tiếp nhận và giải quyết các vấn đề liên quan đến bảo hiểm trên địa bàn quận. Cơ quan này được quản lý trực tiếp bởi Bảo hiểm Thành phố Hồ Chí Minh.
Trụ sở của Bảo hiểm xã hội Quận 10 được đặt tại: Số 781 Lê Hồng Phong nối dài, phường 12, Quận 10, Tp Hồ Chí Minh.
Email: [email protected]
Là cơ quan hành chính nhà nước, Bảo hiểm xã hội Quận 10 có thời gian làm việc theo quy định từ thứ 2 đến thứ 6. Khung giờ được phân bổ như sau:
Buổi sáng: bắt đầu lúc 7 giờ 30 phút, kết thúc vào 12 giờ 00.
Buổi chiều: làm việc từ 13 giờ 00 đến 16 giờ 30 phút.
Thứ 7, chủ nhật, các ngày lễ, tết, cơ quan nghỉ.
Địa chỉ, thời gian làm việc của Bảo hiểm xã hội Quận 10 cụ thể ra sao? (Hình từ Internet)
Bảo hiểm xã hội Quận 10 TP. Hồ Chí Minh có vị trí và chức năng như thế nào?
Bảo hiểm xã hội Quận 10 là trung tâm bảo hiểm xã hội cấp quận trực thuộc thành phố. Vì vậy, bảo hiểm xã hội Quận 10 có vị trí và chức năng như một BHXH cấp quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, như sau:
Căn cứ tại Điều 5 Quyết định 2355/QĐ-BHXH năm 2022 quy định:
Vị trí, chức năng của Bảo hiểm xã hội huyện
1. Bảo hiểm xã hội huyện là cơ quan trực thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh đặt tại huyện, có chức năng giúp Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh tổ chức thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế trên địa bàn huyện theo quy định.
2. Bảo hiểm xã hội huyện chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh và chịu sự quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
3. Bảo hiểm xã hội huyện có tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản và trụ sở riêng.
4. Không tổ chức đơn vị Bảo hiểm xã hội huyện tại đơn vị hành chính là thành phố trực thuộc tỉnh, nơi có trụ sở Bảo hiểm xã hội tỉnh đóng trên địa bàn.
Như vậy, Bảo hiểm xã hội Quận 10 là cơ quan trực thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh đặt tại huyện;
Thực hiện các chức năng như sau:
- Giúp Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh tổ chức thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế;
- Quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế trên địa bàn huyện theo quy định, chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh và chịu sự quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn của Ủy ban nhân dân cấp huyện, có tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản và trụ sở riêng.
Chế độ quản lý của Giám đốc Bảo hiểm xã hội quận 10 được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 8 Quyết định 2355/QĐ-BHXH năm 2022 quy định:
Chế độ quản lý, chế độ làm việc và trách nhiệm của Giám đốc Bảo hiểm xã hội huyện
1. Chế độ quản lý:
Bảo hiểm xã hội huyện do Giám đốc quản lý và điều hành; giúp Giám đốc có các Phó Giám đốc. Giám đốc, Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội huyện do Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, điều động, thuyên chuyển, khen thưởng và kỷ luật theo quy trình bổ nhiệm và phân cấp quản lý cán bộ.
Số lượng Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội huyện do Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam quy định trong phạm vi số lượng Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội cấp huyện bình quân do cấp có thẩm quyền quyết định.
2. Chế độ làm việc:
a) Giám đốc Bảo hiểm xã hội huyện làm việc theo chế độ thủ trưởng; bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ; ban hành Quy chế làm việc, chế độ thông tin, báo cáo của Bảo hiểm xã hội huyện theo chỉ đạo, hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội tỉnh và chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện quy chế đó;
b) Giám đốc Bảo hiểm xã hội huyện phân công hoặc ủy quyền cho Phó Giám đốc giải quyết các công việc thuộc thẩm quyền của Giám đốc. Giám đốc chịu trách nhiệm về quyết định của Phó Giám đốc được phân công hoặc ủy quyền giải quyết.
3. Trách nhiệm:
a) Tổ chức thực hiện các chức năng, nhiệm vụ quy định tại Điều 5, Điều 6 Quyết định này;
b) Quyết định các công việc thuộc phạm vi và thẩm quyền quản lý của Bảo hiểm xã hội huyện và chịu trách nhiệm về các quyết định đó;
c) Chỉ đạo việc tổ chức thực hiện các nội quy, quy chế của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Bảo hiểm xã hội tỉnh; Quyết định các biện pháp về tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính; theo dõi và đánh giá viên chức; thực hiện cải cách hành chính gắn với tăng cường hậu kiểm; phòng chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các biểu hiện tiêu cực khác trong viên chức thuộc Bảo hiểm xã hội huyện và chịu trách nhiệm khi để xảy ra hành vi vi phạm;
d) Giám đốc Bảo hiểm xã hội huyện chịu trách nhiệm trước Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh và trước pháp luật về tổ chức thực hiện nhiệm vụ;
đ) Thực hiện các quy định của pháp luật, của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Bảo hiểm xã hội tỉnh và quy định quản lý hành chính nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Theo đó, chế độ quản lý của Giám đốc Bảo hiểm xã hội quận 10 được quy định như sau:
- Bảo hiểm xã hội quận 10 do Giám đốc quản lý và điều hành; giúp Giám đốc có các Phó Giám đốc. Giám đốc, Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội huyện do Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, điều động, thuyên chuyển, khen thưởng và kỷ luật theo quy trình bổ nhiệm và phân cấp quản lý cán bộ.
- Số lượng Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội quận 10 do Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam quy định trong phạm vi số lượng Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội cấp huyện bình quân do cấp có thẩm quyền quyết định.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Gửi Bộ Nội vụ kế hoạch biên chế công chức hằng năm chậm nhất ngày 15/6 đúng không?
- Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi thành lập cho đến nay đã đổi tên mấy lần? Những điều CBCCVC là đảng viên không được làm là gì?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?