Đế giày ủng bằng chất dẻo đúc phải được đúc từ chất liệu gì?
Đế giày ủng bằng chất dẻo đúc phải được đúc từ chất liệu gì?
Tại tiểu mục 4.3 Mục 4 TCVN 8196:2009 (ISO 5423:1992) có quy định như sau:
4. Yêu cầu thiết kế
CHÚ THÍCH 1 Khoảng chiều cao gợi ý của ủng được nêu trong Phụ lục F.
...
4.3. Vật liệu và các chi tiết
Mũ ủng, đế và gót phải được đúc từ hợp chất polyuretan đồng nhất. Nó có thể là loại xốp hoặc là loại kết hợp xốp và không xốp.
...
Theo đó, đế giày ủng bằng chất dẻo đúc phải được đúc từ hợp chất polyuretan đồng nhất. Nó có thể là loại xốp hoặc là loại kết hợp xốp và không xốp.
Đế giày ủng bằng chất dẻo đúc phải được đúc từ chất liệu gì? (Hình từ Internet)
Tiến hành thử khả năng chống lại sự phát triển vết cắt của đế giày ủng bằng chất dẻo đúc như thế nào?
Tại Phụ lục C ban hành kèm theo TCVN 8196:2009 (ISO 5423:1992) có quy định như sau:
Khả năng chống lại sự phát triển của vết cắt (phép thử uốn)
...
C.5. Cách tiến hành
Tiến hành kiểm tra sơ bộ tốc độ uốn của máy (C.2.1) để đảm bảo máy chạy đúng tốc độ.
Đo và ghi lại chiều dài ban đầu của vết cắt trên từng mẫu thử chính xác đến 0,1 mm. Tốt nhất nên sử dụng một thị kính và thang đo khuyếch đại với mẫu thử được uốn 45° xung quanh một trục uốn đường kính 15 mm.
Quay bánh truyền động của máy thử uốn đến khi cánh tay uốn B nằm ngang. Nhấc con lăn D bằng cách nới lỏng tay cầm có khía, tay cầm này được gắn chặt vào khung trên của máy. Nới lỏng bản kẹp C. Đưa từng mẫu thử vào từ phía sau của máy (cánh tay uốn B coi là ở phía trước), với mặt mài mòn của mẫu thử ở phía trên sao cho nó đi qua giữa con lăn D và E và sau đó đi qua giữa kẹp C và cánh tay uốn B và tiếp giáp với đầu chặn B. Con lăn F và cánh tay uốn B đều được hạ xuống để giúp cho các dải mẫu thử vào đúng vị trí. Kẹp C giữ hai mẫu thử, một mẫu ở một bên của đinh vít trung tâm để cố định mẫu thử vào cánh tay B. Kiểm tra xem vết cắt ở từng mẫu thử có thẳng đứng ở phía bên trên cạnh của trục gá G hay không, sau đó xiết chặt kẹp C, đảm bảo mẫu phải song song với cạnh của cánh tay uốn. Nếu chỉ có một mẫu thử được giữ ở một kẹp thì đưa một mẫu nhỏ cùng loại vật liệu vào rãnh ở phía bên kia của kẹp sao cho mặt phẳng của kẹp được giữ song song với bề mặt của vùng uốn khi nó được xiết chặt. Bắt vít con lăn D sao cho nó vừa chạm vào mẫu thử mà không kẹp chặt mẫu. Khóa con lăn này bằng cách xiết chặt đai ốc tai hồng trên cùng đường ren vít tỳ vào khung của máy.
Bắt đầu uốn mẫu thử ngay sau khi mẫu thử được lắp vào, vì mẫu thử sẽ luôn ở nhiệt độ vận hành cao hơn nhiệt độ của buồng do việc nóng lên khi uốn, tốt nhất nên để nguội mẫu thử đến nhiệt độ vận hành trong giai đoạn đầu của phép thử hơn là để ban đầu lạnh rồi sau đó nóng lên.
Sau khi bắt đầu uốn, kiểm tra mẫu thử đều đặn (ban đầu là từng giờ) để xem có hiện tượng tăng chiều dài của vết cắt ban đầu hoặc xuất hiện vết nứt mới hay không.
Để thực hiện việc này, lấy tất cả mẫu thử ra khỏi buồng, đo chiều dài các vết nứt sau khi uốn 45° xung quanh trục gá 15 mm, sau đó đặt lại tất cả mẫu thử như mô tả theo quy trình đặt tải ban đầu.
Nếu vì lý do nào đó quá trình uốn bị gián đoạn thì lấy mẫu thử ra khỏi máy.
Quá trình uốn phải tiếp tục
a) hoặc cho đến khi vết cắt ban đầu tăng thêm đến 6 mm hoặc hơn;
b) hoặc cho đến khi mẫu thử đã uốn được số chu kỳ quy định mà vết cắt ban đầu không tăng lên đến 6 mm.
Trong trường hợp a), thường không thể quan sát được số chu kỳ uốn khi độ dài vết cắt tăng thêm đến đúng 6 mm nhưng có thể quan sát được nếu giá trị tăng nhỏ hơn hoặc lớn hơn một chút so với giá trị này. Sau đó có thể xác định được số chu kỳ gây vết nứt tăng đến 6 mm bằng cách nội suy đồ thị hoặc nội suy số học.
Trong trường hợp b) đo chiều dài của vết nứt sau khi đạt được số chu kỳ quy định và tính toán phần tăng của vết nứt.
Ghi lại nhiệt độ thử.
...
Như vậy, cách tiến hành thử khả năng chống lại sự phát triển vết cắt của đế giày ủng bằng chất dẻo đúc được thực hiện theo quy định nêu trên.
Khả năng chống lại sự phát triển vết cắt của đế giày ủng bằng chất dẻo đúc phải đáp ứng yêu cầu gì?
Tại tiểu mục 5.6 Mục 5 TCVN 8196:2009 (ISO 5423:1992) có quy định như sau:
5. Tính chất lý học
...
5.6. Khả năng chống lại sự phát triển vết cắt của đế ủng (phép thử uốn)
Khi các phần của đế ủng được thử theo Phụ lục C ở nhiệt độ -5 °C ± 2 °C, sử dụng ba mẫu thử được cắt song song với đường tâm của đế (xem Hình 1), độ dày của đế không được nhỏ hơn 50 % độ dày của mẫu thử và số chu kỳ uốn khi vết cắt đến 6 mm phải không được nhỏ hơn 150 000 đối với từng mẫu thử khi các phép đo sự phát triển của vết cắt được giới hạn ở bề mặt ngoài của mẫu thử.
Hình 1 - Đường tâm của ủng
Theo đó, khả năng chống lại sự phát triển vết cắt của đế ủng phải đáp ứng yêu cầu sau: Khi các phần của đế ủng được thử theo Phụ lục C ban hành kèm theo TCVN 8196:2009 (ISO 5423:1992) ở nhiệt độ -5 °C ± 2 °C, sử dụng ba mẫu thử được cắt song song với đường tâm của đế (xem Hình 1), độ dày của đế không được nhỏ hơn 50 % độ dày của mẫu thử và số chu kỳ uốn khi vết cắt đến 6 mm phải không được nhỏ hơn 150 000 đối với từng mẫu thử khi các phép đo sự phát triển của vết cắt được giới hạn ở bề mặt ngoài của mẫu thử.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Gửi Bộ Nội vụ kế hoạch biên chế công chức hằng năm chậm nhất ngày 15/6 đúng không?
- Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi thành lập cho đến nay đã đổi tên mấy lần? Những điều CBCCVC là đảng viên không được làm là gì?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?