Để được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung, viên chức phải đảm bảo thời gian giữ ngạch bao lâu?
- Để được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung, viên chức phải đảm bảo thời gian giữ ngạch bao lâu?
- Thời gian được tính để xét hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung bao gồm những khoản thời gian nào?
- Viên chức bị kỷ luật oan sai thì có được xét hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung không?
- Để được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung, viên chức phải đáp ứng những tiêu chuẩn gì?
Để được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung, viên chức phải đảm bảo thời gian giữ ngạch bao lâu?
Căn cứ tiết 1.1 điểm 1 Mục II Thông tư 04/2005/TT-BNV được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 2 Thông tư 03/2021/TT-BNV, thời gian giữ bậc lương cuối cùng trong chức danh hiện giữ để xét hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung quy định như sau:
- Viên chức đã có 3 năm xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch viên chức từ loại A0 đến loại A3 của bảng 2, bảng 3 quy định tại Nghị định 204/2004/NĐ-CP và trong chức danh chuyên môn, nghiệp vụ ngành Tòa án, ngành Kiểm sát quy định tại Nghị quyết 730/2004/NQ-UBTVQH11.
- Viên chức đã có 2 năm xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch viên chức loại B và loại C của bảng 2, bảng 3 và ngạch nhân viên thừa hành, phục vụ xếp lương theo bảng 4 quy định tại Nghị định 204/2004/NĐ-CP.
Để được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung, viên chức phải đảm bảo thời gian giữ ngạch bao lâu? (Hình từ Internet)
Thời gian được tính để xét hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung bao gồm những khoản thời gian nào?
Theo quy định tại tiết 1.2 điểm 1 Mục II Thông tư 04/2005/TT-BNV được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 2 Thông tư 03/2021/TT-BNV, các trường hợp được tính vào thời gian để xét hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung được xác định như các trường hợp được tính vào thời gian để xét nâng bậc lương thường xuyên quy định tại điểm 1.2 Mục II Thông tư 03/2005/TT-BNV, hiện hành là điểm b khoản 1 Điều 2 Thông tư 08/2013/TT-BNV được bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 03/2021/TT-BNV, cụ thể bao gồm những khoản thời gian sau:
- Thời gian nghỉ làm việc được hưởng nguyên lương theo quy định của pháp luật về lao động;
- Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
- Thời gian nghỉ ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hưởng bảo hiểm xã hội cộng dồn từ 6 tháng trở xuống (trong thời gian giữ bậc) theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
- Thời gian được cấp có thẩm quyền quyết định cử đi làm chuyên gia, đi học, thực tập, công tác, khảo sát ở trong nước, ở nước ngoài (bao gồm cả thời gian đi theo chế độ phu nhân, phu quân theo quy định của Chính phủ) nhưng vẫn trong danh sách trả lương của cơ quan, đơn vị.
- Thời gian cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tham gia phục vụ tại ngũ theo Luật Nghĩa vụ quân sự hiện hành.
Viên chức bị kỷ luật oan sai thì có được xét hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung không?
Tại điểm 1.4 tiểu mục 1 Mục III Thông tư 04/2005/TT-BNV được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 2 Thông tư 03/2021/TT-BNV có quy định:
III. MỨC PHỤ CẤP VÀ CÁCH CHI TRẢ
1. Mức phụ cấp:
...
1.4. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đã có kết Luận của cơ quan có thẩm quyền là oan, sai sau khi bị đình chỉ công tác, bị tạm giữ, tạm giam, bị kỷ Luật (khiển trách, cảnh cáo, cách chức hoặc bị bãi nhiệm), nếu vẫn được cơ quan có thẩm quyền đánh giá (bằng văn bản) là hoàn thành nhiệm vụ công tác được giao hàng năm, thì được tính lại các mức phụ cấp thâm niên vượt khung như khi đạt đủ tiêu chuẩn hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung quy định tại Thông tư này và được truy lĩnh phụ cấp, truy nộp bảo hiểm xã hội (bao gồm cả phần bảo hiểm xã hội do cơ quan, đơn vị đóng) theo các mức phụ cấp thâm niên vượt khung đã được tính lại.
Như vậy, viên chức đã có kết luận của cơ quan có thẩm quyền là oan, sai sau khi bị kỷ luật (khiển trách, cảnh cáo, cách chức hoặc bị bãi nhiệm), nếu vẫn được cơ quan có thẩm quyền đánh giá (bằng văn bản) là hoàn thành nhiệm vụ công tác được giao hàng năm:
Thì được tính lại các mức phụ cấp thâm niên vượt khung như khi đạt đủ tiêu chuẩn hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung quy định tại Thông tư 04/2005/TT-BNV được sửa đổi bởi Thông tư 03/2021/TT-BNV và được truy lĩnh phụ cấp, truy nộp bảo hiểm xã hội (bao gồm cả phần bảo hiểm xã hội do cơ quan, đơn vị đóng) theo các mức phụ cấp thâm niên vượt khung đã được tính lại.
Để được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung, viên chức phải đáp ứng những tiêu chuẩn gì?
Tại điểm 2 Mục II Thông tư 04/2005/TT-BNV có quy định:
II. ĐIỀU KIỆN VÀ TIÊU CHUẨN ĐƯỢC HƯỞNG PHỤ CẤP
...
2. Tiêu chuẩn hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung:
Tiêu chuẩn hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung thực hiện như hai tiêu chuẩn nâng bậc lương thường xuyên quy định tại điểm 2.1 và điểm 2.2 Mục II Thông tư số 03/2005/TT-BNV trong suốt thời gian giữ bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh hiện giữ hoặc trong thời gian của năm xét hưởng thêm phụ cấp thâm niên vượt khung.
Như vậy, tiêu chuẩn hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung của viên chức được xác định như tiêu chuẩn nâng bậc lương thường xuyên của viên chức quy định tại điểm b khoản 2 Điều 2 Thông tư 08/2013/TT-BNV, cụ thể bao gồm những tiêu chuẩn sau:
- Được cấp có thẩm quyền đánh giá từ mức hoàn thành nhiệm vụ trở lên;
- Không vi phạm kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, cách chức.
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?
- Black Friday là thứ mấy? Trong tháng 11 2024 có ngày lễ lớn nào NLĐ được nghỉ hưởng nguyên lương không?