Đầu số 0168 đổi thành số mấy? Người lao động có phải đóng thuế thu nhập cá nhân phần phụ cấp tiền điện thoại không?

Đầu số 0168 quen thuộc đã được chuyển đổi thành đầu số mới nào? Phụ cấp tiền điện thoại có phải chịu thuế thu nhập cá nhân không?

Đầu số 0168 đổi thành số mấy?

Căn cứ theo Quyết định 798/QĐ-BTTTT năm 2018 của Bộ Thông tin và Truyền thông, tất cả các nhà mạng phải thực hiện chuyển đổi các số thuê bao từ 11 số sang 10 số.

Theo đó, đầu số 0168 thuộc về nhà mạng Viettel sẽ được chuyển thành 038.

Ví dụ: Số 0168.0000000 sẽ được chuyển đổi thành 038.0000000.

*Tham khảo thêm một số đầu số được chuyển đổi:

STT

Doanh nghiệp

Mã mạng cũ

Mã mạng mới

1

MobiFone

120, 121, 122, 126, 128

70, 79, 77, 76, 78

2

VinaPhone

123, 124, 125, 127, 129

83, 84, 85, 81, 82

3

Viettel

162, 163, 164, 165, 166, 167, 168, 169

32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39

4

Vietnamobile

186, 188

56, 58

5

Gmobile

199

59

Đầu số 0168 đổi thành số mấy? Người lao động có phải đóng thuế thu nhập cá nhân phần phụ cấp tiền điện thoại không?

Đầu số 0168 đổi thành số mấy? Người lao động có phải đóng thuế thu nhập cá nhân phần phụ cấp tiền điện thoại không?

Người lao động có phải đóng thuế thu nhập cá nhân phần phụ cấp tiền điện thoại không?

Căn cứ theo điểm đ4 khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định như sau:

Các khoản thu nhập chịu thuế
Theo quy định tại Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân và Điều 3 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP, các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân bao gồm:
...
đ) Các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả mà người nộp thuế được hưởng dưới mọi hình thức:
...
đ.4) Phần khoán chi văn phòng phẩm, công tác phí, điện thoại, trang phục,... cao hơn mức quy định hiện hành của Nhà nước. Mức khoán chi không tính vào thu nhập chịu thuế đối với một số trường hợp như sau:
đ.4.1) Đối với cán bộ, công chức và người làm việc trong các cơ quan hành chính sự nghiệp, Đảng, đoàn thể, Hội, Hiệp hội: mức khoán chi áp dụng theo văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính.
đ.4.2) Đối với người lao động làm việc trong các tổ chức kinh doanh, các văn phòng đại diện: mức khoán chi áp dụng phù hợp với mức xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
đ.4.3) Đối với người lao động làm việc trong các tổ chức quốc tế, các văn phòng đại diện của tổ chức nước ngoài: mức khoán chi thực hiện theo quy định của Tổ chức quốc tế, văn phòng đại diện của tổ chức nước ngoài.
...

Căn cứ theo Công văn 79557/CT-TTHT năm 2018 của Cục Thuế TP Hà Nội như sau:

...
Căn cứ các quy định trên, trường hợp Công ty trả phụ cấp tiền thuê nhà, xăng xe (từ nhà đến công ty theo mức cố định hàng tháng), điện thoại, phụ cấp chuyên cần cho người lao động, ghi cụ thể Điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thỏa ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty thì:
Về khoản phụ cấp tiền thuê nhà, xăng xe, phụ cấp chuyên cần: Công ty được hạch toán vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN nếu đáp ứng quy định tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC và tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của người lao động.
Về khoản phụ cấp tiền điện thoại: khoản khoán chi tiền điện thoại cho cá nhân được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN theo quy định của Luật thuế TNDN thì được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNCN.
Trường hợp Công ty chi tiền điện thoại cho người lao động cao hơn mức khoán chi quy định thì phần chi cao hơn mức khoán chi quy định phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN.
...

Theo đó, phải đóng thuế thu nhập cá nhân đối với phần khoán chi điện thoại cao hơn mức quy định hiện hành của Nhà nước.

Cụ thể, khoản khoán chi tiền điện thoại cho cá nhân được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN thì được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNCN.

Trường hợp chi tiền điện thoại cho người lao động cao hơn mức khoán chi quy định thì phần chi cao hơn mức khoán chi quy định phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN.

Những khoản thu nhập từ tiền lương nào thuộc đối tượng chịu thuế TNCN?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007, được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật thuế thu nhập cá nhân sửa đổi 2012 quy định như sau:

Thu nhập chịu thuế
...
2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công, bao gồm:
a) Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công;
b) Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản: phụ cấp, trợ cấp theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công; phụ cấp quốc phòng, an ninh; phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực theo quy định của pháp luật; trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng và các khoản trợ cấp khác theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm theo quy định của Bộ luật lao động; trợ cấp mang tính chất bảo trợ xã hội và các khoản phụ cấp, trợ cấp khác không mang tính chất tiền lương, tiền công theo quy định của Chính phủ.
...

Theo đó, những khoản thu nhập từ tiền lương thuộc đối tượng chịu thuế thu nhập cá nhân gồm:

- Tiền lương và các khoản có tính chất tiền lương;

- Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản:

+ Phụ cấp, trợ cấp theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công;

+ Phụ cấp quốc phòng, an ninh;

+ Phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm;

+ Phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực theo quy định của pháp luật;

+ Trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng và các khoản trợ cấp khác theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;

+ Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm theo quy định của Bộ luật lao động;

+ Trợ cấp mang tính chất bảo trợ xã hội;

+ Các khoản phụ cấp, trợ cấp khác không mang tính chất tiền lương theo quy định của Chính phủ.

Phụ cấp điện thoại
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Đầu số 0168 đổi thành số mấy? Người lao động có phải đóng thuế thu nhập cá nhân phần phụ cấp tiền điện thoại không?
Lao động tiền lương
039 là mạng gì? Có tính thuế TNCN đối với phụ cấp điện thoại không?
Lao động tiền lương
Đầu số 034 là mạng gì? Điểm lưu ý khi tính thuế TNCN đối với phụ cấp điện thoại?
Lao động tiền lương
079 là mạng gì? Phụ cấp điện thoại có phải đóng bảo hiểm xã hội không?
Đi đến trang Tìm kiếm - Phụ cấp điện thoại
116 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phụ cấp điện thoại

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Phụ cấp điện thoại

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Tổng hợp 17 văn bản về thuế thu nhập cá nhân mới nhất 2024 Tất tần tật văn bản hướng dẫn về giảm trừ gia cảnh
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào