Bảo hiểm y tế có chi trả 100% chi phí khám, chữa bệnh bạch hầu không?

Cho tôi hỏi dấu hiệu bệnh bạch hầu là gì? Tôi là lao động có tham gia BHYT thì Bảo hiểm y tế có chi trả 100% chi phí khám, chữa bệnh bạch hầu không? Câu hỏi của chị H.L (Điện Biên).

Dấu hiệu bệnh bạch hầu là gì?

Căn cứ theo Mục 3 Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 2957/QĐ-BYT năm 2020 có hướng dẫn về các dấu hiệu nhận biết bệnh bạch hầu gồm có như sau:

- Đối với bạch hầu họng:

+ Thời kỳ khởi phát:

++ Người bệnh thường sốt 37,5 độ - 38 độ, đau họng, khó chịu, mệt, ăn kém, da hơi xanh, sổ mũi một bên hoặc 2 bên có thể lẫn máu.

++ Khám họng: Họng hơi đỏ, a-my-dan có điểm trắng mờ dạng giả mạc ở một bên. Sờ thấy hạch cổ nhỏ, di động, không đau.

+ Thời kỳ toàn phát:

++ Toàn thân: Người bệnh sốt 38 độ - 38,5 độ, nuốt đau, da xanh tái, mệt nhiều, chán ăn, mạch nhanh, huyết áp hơi hạ.

++ Khám họng: có giả mạc lan tràn ở một bên hoặc 2 bên a-my-dan; trường hợp nặng giả mạc lan trùm lưỡi gà và màn hầu. Giả mạc lúc đầu trắng ngà, sau ngả màu hơi vàng nhạt, dính chặt vào niêm mạc, bóc tách gây chảy máu, nếu bóc tách thì vài giờ sau mọc lại rất nhanh; giả mạc dai, không tan trong nước, niêm mạc quanh giả mạc bình thường.

++ Hạch góc hàm sưng đau. Bệnh nhân sổ mũi nhiều, nước mũi trắng hoặc lẫn mủ.

- Đối với bạch hầu ác tính:

Có thể xuất hiện sớm ngày 3-7 ngày đầu của bệnh. Bệnh cảnh nhiễm trùng nhiễm độc nặng sốt cao 39-40 độ, giả mạc lan rộng, khắp hầu họng và môi. Hạch cổ sưng to biến dạng dẫn đến hình cổ bạnh, có nhiều biến chứng sớm viêm cơ tim, suy thận và tổn thương thần kinh.

- Đối với bạch hầu thanh quản:

+ Ít gặp bạch hầu thanh quản đơn thuần, thường là bạch hầu họng-thanh quản.

+ Bệnh cảnh lâm sàng bao gồm: viêm thanh quản cấp (ho ông ổng, khàn tiếng, khó thở chậm thì hít vào, có tiếng rít thanh quản) giai đoạn muộn sẽ dẫn đến ngạt thở.

bệnh bạch hầu

Dấu hiệu bệnh bạch hầu là gì? Bảo hiểm y tế có chi trả 100% chi phí khám, chữa bệnh bạch hầu không?

Bảo hiểm y tế có chi trả 100% chi phí khám, chữa bệnh bạch hầu không?

Căn cứ Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế 2008 (được sửa đổi bởi khoản 15 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014) quy định như sau:

Mức hưởng bảo hiểm y tế
1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các điều 26, 27 và 28 của Luật này thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:
a) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại các điểm a, d, e, g, h và i khoản 3 Điều 12 của Luật này. Chi phí khám bệnh, chữa bệnh ngoài phạm vi được hưởng bảo hiểm y tế của đối tượng quy định tại điểm a khoản 3 Điều 12 của Luật này được chi trả từ nguồn kinh phí bảo hiểm y tế dành cho khám bệnh, chữa bệnh của nhóm đối tượng này; trường hợp nguồn kinh phí này không đủ thì do ngân sách nhà nước bảo đảm;
b) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp chi phí cho một lần khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn mức do Chính phủ quy định và khám bệnh, chữa bệnh tại tuyến xã;
c) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến;
d) 95% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 2, điểm k khoản 3 và điểm a khoản 4 Điều 12 của Luật này;
đ) 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng khác.
2. Trường hợp một người thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế thì được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế theo đối tượng có quyền lợi cao nhất.
3. Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều này theo tỷ lệ như sau, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này:
a) Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú;
b) Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 60% chi phí điều trị nội trú từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2020; 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trong phạm vi cả nước;
c) Tại bệnh viện tuyến huyện là 70% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2015; 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.
...

Như vậy, nếu người lao động bị bệnh bạch hầu thuộc các trường hợp sau đây sẽ được bảo hiểm y tế chi trả 100% chi phí khám, chữa bệnh:

+ Thuộc đối tượng quy định tại các điểm a, d, e, g, h và i khoản 3 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008 (được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014).

+ Trường hợp chi phí cho một lần khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn mức do Chính phủ quy định và khám bệnh, chữa bệnh tại tuyến xã;

+ Khi người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến;

Tình hình bệnh bạch hầu ở Việt Nam hiện nay như thế nào?

Báo cáo của tỉnh Điện Biên cho biết từ 1/5-10/9, trên địa bàn tỉnh ghi nhận 6 trường hợp mắc bạch hầu. Ổ dịch thứ nhất tại xã Pu Nhi, huyện Điện Biên Đông, ca đầu tiên khởi phát ngày 25/4 (đã tử vong), ca thứ hai khởi phát ngày 6/5.

Ổ dịch thứ hai tại xã Pú Hồng, huyện Điện Biên Đông, 01 ca bệnh được ghi nhận ngày 12/8, hiện đã khỏi và ra viện. Ổ dịch thứ ba tại xã Huổi Mí, huyện Mường Chà ghi nhận 3 ca bệnh ca thứ nhất khởi phát ngày 23/8 và 2 ca tiếp theo vào ngày 26, 27/8, cả 3 ca hiện sức khỏe ổn định đang tiếp tục theo dõi và điều trị tại TTYT Mường Chà.

Ca bệnh đa dạng về độ tuổi 50% số ca trên 15 tuổi, bệnh mắc ở cả những trẻ có theo dõi tiêm chủng đầy đủ, một số ca bệnh triệu chứng không điển hình (2 ca không có giả mạc), nguồn lây không xác định được.

Sở Y tế Hà Giang cho biết, đến ngày 16/9, Bệnh viện Đa khoa tỉnh đang điều trị cho 12 ca nghi ngờ mắc bạch hầu, Bệnh viện Đa khoa Khu vực huyện Mèo Vạc điều trị 32 người và 2 người tại Bệnh viện Đa khoa Khu vực huyện Yên Minh. Trước đó, 37 bệnh nhân đã ra viện, đang được nhân viên y tế cơ sở tiếp tục theo dõi trong 14 ngày kể từ khi xuất viện.

Trước tình hình dịch bạch hầu diễn biến phức tạp, ngày 18/9, Cục Quản lí Khám chữa bệnh có văn bản gửi các Bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế; Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Y tế các Bộ, ngành về việc tăng cường công tác chẩn đoán, điều trị bệnh bạch hầu.

Công văn nêu rõ: “Nhằm tăng cường phát hiện sớm ca bệnh bạch hầu, cách li, điều trị kịp thời và giảm tối đa số ca bệnh tử vong, Cục Quản lí Khám, chữa bệnh yêu cầu các đơn vị khẩn trương tập huấn nhắc lại hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh bạch hầu ban hành kèm theo Quyết định 2957/QĐ-BYT của Bộ Y tế ngày 10/7/2020 cho toàn bộ nhân viên y tế tham gia công tác khám, chữa bệnh nhằm phát hiện sớm ca bệnh nghi ngờ để cách li, điều trị sớm bao gồm cả các cơ sở y tế tư nhân trên địa bàn.

Xem chi tiết: https://congan.com.vn/doi-song/suc-khoe/bo-y-te-ra-cong-van-khan-sau-vu-3-nguoi-tu-vong-do-mac-bach-hau_152770.html

Bệnh bạch hầu
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Ngăn chặn bệnh bạch hầu Thủ tướng Chính phủ đưa ra yêu cầu ra sao? Doanh nghiệp có phải khám sức khỏe định kỳ cho người lao động không?
Lao động tiền lương
Nguyên nhân gây ra bệnh bạch hầu là gì? Khi nào người lao động được công ty khám sức khỏe định kỳ?
Lao động tiền lương
Dấu hiệu nhận biết bệnh bạch hầu là gì? Người lao động hưởng chế độ ốm đau có được công ty trả lương không?
Lao động tiền lương
Bệnh bạch hầu là gì? Có nguy hiểm không? Cần làm gì để phòng bệnh bạch hầu cho người lao động?
Lao động tiền lương
Bảo hiểm y tế có chi trả 100% chi phí khám, chữa bệnh bạch hầu không?
Lao động tiền lương
Bệnh bạch hầu lây nhiễm qua đường nào? Người lao động được hưởng chế độ ốm đau khi bị bạch hầu không?
Đi đến trang Tìm kiếm - Bệnh bạch hầu
1,118 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bệnh bạch hầu

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bệnh bạch hầu

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào