Đặt biển hiệu, biển báo cho hoạt động máng trượt tại khu vui chơi như thế nào đạt chuẩn QCVN 35:2019/BLĐTBXH?
Giải thích các thuật ngữ trong QCVN 35:2019/BLĐTBXH ra sao?
Căn cứ theo theo tiểu mục 1.3 Mục 1 QCVN 35:2019/BLĐTBXH có quy định nghĩa của các từ ngữ được sử dụng trong quy chuẩn kỹ thuật như sau:
- Máng trượt hình máng: là máng trượt thiết kế theo hình máng và lấy máng làm quỹ đạo trượt.
- Máng trượt hình trụ: là máng trượt thiết kế theo hình trụ và lấy trụ làm quỹ đạo trượt.
- Độ dốc trung bình của máng trượt: là tỉ số giữa hiệu số cao độ của trạm đầu và trạm cuối với độ dài toàn tuyến máng trượt.
- Hệ thống máng trượt: bao gồm máng trượt, xe trượt, hệ thống vận chuyển trên mặt đất của xe trượt, biển hiệu, lưới an toàn, khung đỡ, thiết bị chiếu sáng.
- Xe trượt: là một loại phương tiện nhỏ chở người trong hệ thống máng trượt.
- Hệ thống vận chuyển trên mặt đất của xe trượt: là hệ thống có nhiệm vụ đưa xe trượt từ trạm cuối lên trạm đầu phục vụ du khách thông qua hệ thống kéo của dây cáp.
Đặt biển hiệu, biển báo cho hoạt động máng trượt tại khu vui chơi như thế nào đạt chuẩn QCVN 35:2019/BLĐTBXH?
Căn cứ theo tiểu mục 2.5 Mục 2 QCVN 35:2019/BLĐTBXH có quy định về đặt biển hiệu và ký hiệu như sau:
- Tại lối vào của máng trượt phải đặt biển hiệu, trong đó phải bao gồm những nội dung:
+ Máng trượt là công trình vui chơi giải trí;
+ Người chơi phải tuân thủ các quy định về an toàn;
+ Khoảng cách nhỏ nhất giữa các xe trượt là 15m;
+ Người chơi phải tuân thủ quy tắc vận hành máng trượt, tuân theo sự chỉ dẫn và khuyến cáo của nhân viên phụ trách;
+ Những người sau không được sử dụng máng trượt: mắc bệnh truyền nhiễm, cao huyết áp, bệnh tim, động kinh, say rượu, phụ nữ có thai, người khiếm khuyết, trẻ em cao dưới 1,3m;
+ Không được ngồi quá số người so với thiết kế ban đầu của xe trượt;
+ Khi xe trượt đi vào đoạn đường cong, người chơi không được đu người sang 2 bên mà phải hướng trọng tâm của mình vào phía trong đường cong;
+ Người chơi phải thắt dây an toàn khi tham gia máng trượt.
Trước đoạn sườn dốc 10m, phải có biển báo xuống dốc.
- Khi cách 10m đối với đường cong, đường ngoặt gấp khúc liên tiếp, phải có biển báo và biển yêu cầu giảm tốc độ xe trượt.
- Trạm cuối máng trượt phải có biển báo kết thúc và yêu cầu dừng xe.
Quy định quản lý đối với an toàn trong vận hành máng trượt theo QCVN 35:2019/BLĐTBXH ra sao?
Căn cứ theo tiểu mục 3.1 Mục 3 QCVN 35:2019/BLĐTBXH có quy định về yêu cầu an toàn trong vận hành máng trượt như sau:
+ Phải thiết lập các quy định vận hành máng trượt. Nội dung cơ bản gồm:
- Đơn vị phụ trách an toàn vận hành máng trượt;
- Quy định về nhật ký vận hành, bao gồm cả thời gian vận hành, sửa chữa, sự cố;
- Hàng ngày trước khi đưa vào vận hành phải cho xe trượt trượt thử trước 1 lần và thị sát dọc theo tuyến, loại bỏ rác và chướng ngại vật trong máng trượt;
- Trước khi hết giờ làm việc, phải vệ sinh lại tất cả các xe trượt và cho vào trạm để bảo quản;
- Xe trượt xuất phát cách nhau ít nhất là 15m;
- Trước khi cho người vào máng trượt, cần hướng dẫn cách ngồi, thao tác cầm tay, cách hướng trọng tâm và cách phanh xe khi cần thiết, các quy định an toàn khi tham gia trò chơi;
- Hằng ngày, phải kiểm tra phanh xe của từng xe trượt, đặc biệt là tình trạng mài mòn phanh xe;
- Khi máng trượt bị ẩm ướt, không đạt khoảng cách phanh xe theo quy định thì phải có các biện pháp khắc phục, nếu không thì phải ngừng vận hành.
+ Phải thiết lập quy trình đối với hệ thống vận chuyển an toàn trên mặt đất của xe trượt, nội dung cơ bản gồm:
- Phải có hệ thống đo lường lực, thông qua đó theo dõi trị số căng dự tính của dây cáp vận chuyển hàng ngày;
- Hằng ngày, trước khi cho hệ thống máng trượt đón khách, phải kiểm tra dây cáp;
- Đối với xe trượt và hệ thống vận chuyển trên mặt đất của xe trượt, phải tiến hành kiểm tra thường xuyên;
- Cần đảm bảo không xảy ra hiện tượng ách tắc xe ở trạm cuối.
+ Đơn vị sử dụng hệ thống máng trượt phải lưu giữ hồ sơ kỹ thuật của hệ thống máng trượt.
Bên cạnh đó, đối với nhân viên thực hiện quản lý cũng phải đảm bảo quy định như sau:
+ Phải bố trí đủ nhân viên bảo đảm vận hành an toàn hệ thống máng trượt. Nhân viên phải tuân thủ quy định đối với vận hành máng trượt để đảm bảo an toàn.
+ Trước khi tiến hành công việc liên quan đến máng trượt, nhân viên phải được huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và huấn luyện định kỳ theo quy định của pháp luật.
+ Phải chỉ định cán bộ an toàn, phụ trách công việc quản lý an toàn máng trượt.
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Các mẫu hợp đồng lao động 2025 chuẩn nhất cho doanh nghiệp và người lao động phải đảm bảo những nội dung nào?
- Chốt thời điểm cho ý kiến cải cách tiền lương, lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội trong Báo cáo của Chính phủ năm 2025 chưa?
- Trong năm 2025, nguồn tích lũy cho cải cách tiền lương của ngân sách trung ương và địa phương đến hết năm 2024 còn dư được sử dụng để làm gì?