Đào tạo thường xuyên trong giáo dục nghề nghiệp được thực hiện với những chương trình nào?
Đào tạo thường xuyên trong giáo dục nghề nghiệp được hiểu là gì?
Căn cứ tại Điều 3 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 quy định:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
3. Mô-đun là đơn vị học tập được tích hợp giữa kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành và thái độ nghề nghiệp một cách hoàn chỉnh nhằm giúp cho người học có năng lực thực hiện trọn vẹn một hoặc một số công việc của một nghề.
4. Tín chỉ là đơn vị dùng để đo lường khối lượng kiến thức, kỹ năng và kết quả học tập đã tích lũy được trong một khoảng thời gian nhất định.
5. Đào tạo chính quy là hình thức đào tạo theo các khóa học tập trung toàn bộ thời gian do cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở giáo dục đại học, doanh nghiệp có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp (sau đây gọi chung là cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp) thực hiện để đào tạo các trình độ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng.
6. Đào tạo thường xuyên là hình thức đào tạo vừa làm vừa học, học từ xa hoặc tự học có hướng dẫn đối với các chương trình đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác, được thực hiện linh hoạt về chương trình, thời gian, phương pháp, địa điểm đào tạo, phù hợp với yêu cầu của người học.
...
Theo đó, đào tạo thường xuyên trong giáo dục nghề nghiệp được hiểu là hình thức đào tạo vừa làm vừa học, học từ xa hoặc tự học có hướng dẫn đối với các chương trình đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác, được thực hiện linh hoạt về chương trình, thời gian, phương pháp, địa điểm đào tạo, phù hợp với yêu cầu của người học.
Đào tạo thường xuyên trong giáo dục nghề nghiệp được thực hiện với những chương trình nào?
Đào tạo thường xuyên trong giáo dục nghề nghiệp được thực hiện với những chương trình nào?
Căn cứ tại Điều 40 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 quy định:
Chương trình đào tạo thường xuyên
1. Đào tạo thường xuyên được thực hiện với các chương trình sau đây:
a) Chương trình đào tạo thường xuyên theo yêu cầu của người học; chương trình bồi dưỡng, cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp;
b) Chương trình đào tạo theo hình thức kèm cặp nghề, truyền nghề, tập nghề;
c) Chương trình chuyển giao công nghệ;
d) Chương trình đào tạo khác có thời gian đào tạo dưới 03 tháng;
đ) Chương trình đào tạo để lấy bằng tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp và chứng chỉ sơ cấp theo hình thức đào tạo thường xuyên.
2. Chương trình đào tạo thường xuyên phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Chương trình đào tạo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này phải bảo đảm tính thiết thực, giúp người học có năng lực thực hiện được các công việc của nghề đã học, nâng cao khả năng lao động, tăng năng suất lao động hoặc chuyển đổi nghề nghiệp. Người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp, lớp đào tạo nghề thực hiện các chương trình đào tạo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này tự chủ, tự chịu trách nhiệm tổ chức xây dựng hoặc tổ chức lựa chọn chương trình đào tạo cho mình;
b) Chương trình đào tạo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này phải bảo đảm các yêu cầu quy định tại Điều 34 của Luật này.
Theo đó, đào tạo thường xuyên trong giáo dục nghề nghiệp được thực hiện với các chương trình sau đây:
- Chương trình đào tạo thường xuyên theo yêu cầu của người học; chương trình bồi dưỡng, cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp;
- Chương trình đào tạo theo hình thức kèm cặp nghề, truyền nghề, tập nghề;
- Chương trình chuyển giao công nghệ;
- Chương trình đào tạo khác có thời gian đào tạo dưới 03 tháng;
- Chương trình đào tạo để lấy bằng tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp và chứng chỉ sơ cấp theo hình thức đào tạo thường xuyên.
Phương pháp đào tạo thường xuyên trong giáo dục nghề nghiệp phải đáp ứng yêu cầu gì?
Căn cứ tại Điều 41 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 quy định:
Thời gian và phương pháp đào tạo thường xuyên
1. Thời gian đào tạo đối với các chương trình quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 40 của Luật này được thực hiện theo yêu cầu của từng chương trình, bảo đảm sự linh hoạt, phù hợp với từng đối tượng người học.
2. Thời gian đào tạo thực hiện theo niên chế đối với các chương trình quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 40 của Luật này có thể dài hơn thời gian quy định tại Điều 33 của Luật này.
3. Phương pháp đào tạo thường xuyên phải phát huy vai trò chủ động, năng lực tự học, kinh nghiệm của người học; sử dụng phương tiện hiện đại và công nghệ thông tin, truyền thông để nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy và học.
Theo đó, phương pháp đào tạo thường xuyên trong giáo dục nghề nghiệp phải phát huy vai trò chủ động, năng lực tự học, kinh nghiệm của người học; sử dụng phương tiện hiện đại và công nghệ thông tin, truyền thông để nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy và học.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- 26 Tết Âm lịch 2025 là ngày bao nhiêu dương lịch? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 kéo dài bao lâu đối với CBCCVC và người lao động?
- Mùng 1 Tết Âm lịch 2025 (Tết Ất Tỵ) là ngày nào? Người lao động được nghỉ 9 ngày dịp Tết Ất Tỵ 2025 đúng không?
- Chính thức bãi bỏ mức lương cơ sở 2.34 triệu/tháng của toàn bộ cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang sau thời gian nào?
- Chốt lịch nghỉ tết Âm lịch 2025 chính thức của người lao động và cán bộ công chức viên chức thuộc thẩm quyền Thủ tướng đúng không và được nghỉ mấy ngày?