Đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn những ai tại kỳ họp Quốc hội?

Theo quy định hiện hành thì đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn những ai tại kỳ họp Quốc hội? Tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội như thế nào?

Đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn những ai tại kỳ họp Quốc hội?

Căn cứ vào Điều 50 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015 quy định về chất vấn của đại biểu Quốc hội như sau:

Chất vấn của đại biểu Quốc hội
1. Đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn trực tiếp tại kỳ họp Quốc hội, phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc gửi chất vấn bằng văn bản đến người bị chất vấn quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 4 của Luật này.
2. Nội dung chất vấn phải cụ thể, rõ ràng, có căn cứ và phải liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của người bị chất vấn.
3. Trình tự chất vấn tại kỳ họp Quốc hội, phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội được thực hiện theo quy định tại Điều 15 và Điều 26 của Luật này, Nội quy kỳ họp Quốc hội, Quy chế làm việc của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

Trường hợp đại biểu Quốc hội gửi chất vấn trực tiếp bằng văn bản đến người bị chất vấn thì chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày chất vấn, người bị chất vấn phải trả lời bằng văn bản cho người chất vấn, đồng thời gửi đến Ủy ban thường vụ Quốc hội.

Bên cạnh đó, Điều 4 Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015 quy định thẩm quyền giám sát của Quốc hội.

Theo đó, đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn các đối tượng sau tại kỳ họp Quốc hội bằng việc chất vấn trực tiếp hoặc gửi chất vấn bằng văn bản đến người bị chất vấn:

- Chủ tịch nước;

- Chủ tịch Quốc hội;

- Thủ tướng Chính phủ;

- Bộ trưởng;

- Thành viên khác của Chính phủ;

- Chánh án Tòa án nhân dân tối cao;

- Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

- Tổng Kiểm toán nhà nước.

Đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn những ai tại kỳ họp Quốc hội?

Đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn những ai tại kỳ họp Quốc hội?

Đại biểu Quốc hội là ai?

Căn cứ theo quy định Điều 21 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 có quy định như sau:

Vị trí, vai trò của đại biểu Quốc hội
1. Đại biểu Quốc hội là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình và của Nhân dân cả nước; là người thay mặt Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước trong Quốc hội.
2. Đại biểu Quốc hội chịu trách nhiệm trước cử tri và trước Quốc hội về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đại biểu của mình.
3. Đại biểu Quốc hội bình đẳng trong thảo luận và quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội.

Như vậy, có thể hiểu đại biểu Quốc hội là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình và của Nhân dân cả nước; là người thay mặt Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước trong Quốc hội.

Theo đó, đại biểu Quốc hội bình đẳng trong thảo luận và quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội và chịu trách nhiệm trước cử tri và trước Quốc hội về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đại biểu của mình.

Tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội như thế nào?

Căn cứ tại Điều 22 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Luật Tổ chức Quốc hội sửa đổi 2020 quy định như sau:

Tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội
1. Trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
1a. Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam.
2. Có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; có bản lĩnh, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
3. Có trình độ văn hóa, chuyên môn, có đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu Quốc hội.
4. Liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến của Nhân dân, được Nhân dân tín nhiệm.
5. Có điều kiện tham gia các hoạt động của Quốc hội.

Theo đó, đại biểu Quốc hội phải đáp ứng các tiêu chuẩn như sau:

- Trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

- Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam.

- Có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; có bản lĩnh, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác.

- Có trình độ văn hóa, chuyên môn, có đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu Quốc hội.

- Liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến của Nhân dân, được Nhân dân tín nhiệm.

- Có điều kiện tham gia các hoạt động của Quốc hội.

Đại biểu Quốc hội
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Chất vấn là gì? Đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn trực tiếp tại đâu?
Lao động tiền lương
Đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn những ai tại kỳ họp Quốc hội?
Lao động tiền lương
Đại biểu Quốc hội là ai? Tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội như thế nào?
Đi đến trang Tìm kiếm - Đại biểu Quốc hội
64 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đại biểu Quốc hội

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Đại biểu Quốc hội

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Tổng hợp văn bản quan trọng về bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào