Đã có danh sách thống kê doanh nghiệp chậm đóng BHXH từ 3 tháng tính đến tháng 12/2023 tại TPHCM?
Đã có danh sách thống kê doanh nghiệp chậm đóng BHXH từ 3 tháng tính đến tháng 12/2023 tại TPHCM?
Cơ quan Bảo hiểm xã hội TPHCM vừa công bố danh sách thống kê doanh nghiệp chậm đóng BHXH từ 3 tháng tính đến tháng 12/2023, cụ thể như sau:
Xem chi tiết danh sách thống kê doanh nghiệp chậm đóng BHXH từ 3 tháng: TẢI VỀ
Đã có danh sách thống kê doanh nghiệp chậm đóng BHXH từ 3 tháng tính đến tháng 12/2023?
Lãi suất chậm đóng bảo hiểm xã hội mà doanh nghiệp phải chịu là bao nhiêu?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 6 Quyết định 60/2015/QĐ-TTg có quy định như sau:
Tập trung nguồn thu, quản lý và sử dụng nguồn thu
...
3. Việc thu tiền lãi chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp thực hiện như sau:
a) Trường hợp chậm đóng bảo hiểm y tế từ 30 ngày trở lên, số tiền lãi phải thu bằng 02 lần mức lãi suất thị trường liên ngân hàng kỳ hạn 9 tháng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố trên Cổng Thông tin điện tử của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng. Trường hợp lãi suất liên ngân hàng năm trước liền kề không có kỳ hạn 9 tháng thì áp dụng theo mức lãi suất của kỳ hạn liền trước kỳ hạn 9 tháng;
b) Trường hợp trốn đóng, chậm đóng, chiếm dụng tiền đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp từ 30 ngày trở lên, số tiền lãi phải thu bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng;
c) Trong thời hạn 15 ngày đầu của tháng 01 hằng năm, Bảo hiểm xã hội Việt Nam phải có văn bản thông báo mức lãi suất bình quân theo tháng trên cơ sở mức lãi suất bình quân quy định tại điểm a và b Khoản này gửi cơ quan bảo hiểm xã hội trực thuộc, Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Bộ Công an để thống nhất thực hiện.
...
Theo đó, lãi suất chậm đóng bảo hiểm xã hội mà doanh nghiệp phải chịu được thực hiện theo quy định nêu trên.
Đề xuất chậm đóng bảo hiểm xã hội sẽ bị tính lãi cao như thế nào trong thời gian tới?
Tại Tờ trình 527/TTr-CP có nêu rõ, thời gian qua, cơ quan Bảo hiểm xã hội và các cơ quan liên quan đã có nhiều cố gắng, thực hiện nhiều giải pháp nhằm hạn chế tình trạng chậm đóng, trốn đóng Bảo hiểm xã hội và cũng đã có những chuyển biến tích cực nhất định.
Tuy nhiên, vẫn phải thừa nhận một thực trạng là tình trạng chậm đóng, trốn đóng Bảo hiểm xã hội vẫn còn diễn ra ở nhiều doanh nghiệp, địa phương, bình quân trên 10.000 tỷ đồng/năm, đặc biệt vẫn còn tình trạng chậm đóng, trốn đóng Bảo hiểm xã hội diễn ra thời gian dài dẫn đến tình trạng khó có khả năng thu hồi, ảnh hưởng tới việc giải quyết chế độ Bảo hiểm xã hội của người lao động.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, trong đó có việc chưa xác định, quản lý chặt chẽ đối tượng thuộc diện tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc, các giải pháp, biện pháp xử lý tình trạng chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội vẫn chưa đạt được hiệu quả như kỳ vọng.
Tại Tờ trình 527/TTr-CP đề xuất sửa đổi như sau:
Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) bổ sung quy định trách nhiệm của các cơ quan trong xác định và quản lý đối tượng thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội.
Đồng thời, đã sửa đổi, bổ sung nhiều biện pháp xử lý, chế tài xử lý tình trạng chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội như:
- Tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban Xã hội của Quốc hội, quy định cụ thể 02 hành vi, chậm đóng bảo hiểm xã hội và trốn đóng bảo hiểm xã hội;
- Quy định nộp số tiền bằng 0,03%/ngày tính trên số tiền trốn đóng (như lĩnh vực thuế);
- Quyết định ngừng sử dụng hóa đơn đối với người sử dụng lao động chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội từ 06 tháng trở lên, đã áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm hành chính mà vẫn không đóng hoặc đóng không đủ số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc phải đóng;
- Quyết định hoãn xuất cảnh đối với người sử dụng lao động chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội từ 12 tháng trở lên, đã áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm hành chính mà vẫn không đóng hoặc đóng không đủ số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc phải đóng;
- Cơ quan bảo hiểm xã hội có quyền khởi kiện và kiến nghị khởi tố đối với trường hợp có dấu hiệu phạm tội trốn đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của Bộ luật Hình sự;
- Ngoài ra, để đảm bảo quyền lợi của người lao động, dự thảo Luật đã bổ sung trách nhiệm của người sử dụng lao động phải bồi thường cho người lao động nếu không tham gia hoặc tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc không đầy đủ, kịp thời mà gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động.
Xem chi tiết Tờ trình 527/TTr-CP: Tại đây
- Nghị quyết 24: Chính thức thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 đối với cán bộ công chức viên chức thì các khoản chi ngoài lương kèm theo NQ có áp dụng không?
- Độ tuổi lao động năm 2025 của người lao động theo Bộ luật Lao động mới nhất là bao nhiêu tuổi?
- Cơ quan xét xử cao nhất của nước ta là gì?
- Từ 1/7/2025 công chứng viên được phân công hướng dẫn tập sự phải có bao nhiêu năm kinh nghiệm hành nghề công chứng?
- Người lao động đã thành lập tổ chức nào để bảo vệ lợi ích kinh tế của mình?