Đã chốt lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2024 của công chức, viên chức, cụ thể ra sao?
Vì sao lịch nghỉ Tết Nguyên đán không cố định cho các năm?
Tại Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9/2023, Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH đã giải đáp thắc mắc về vấn đề "Vì sao Bộ không lập một phương án nghỉ Tết cố định cho các năm để áp dụng chung, thay vì năm nào cũng lập phương án để xin ý kiến?", cụ thể:
Về mặt cơ sở pháp lý, theo quy định tại khoản 3 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019, hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ Tết âm lịch. Do đó, định kỳ hằng năm, Bộ LĐ-TB&XH tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ quyết định lịch nghỉ Tết và Quốc khánh trên cơ sở ý kiến các bộ ngành, các đơn vị liên quan.
Hiện nay, Luật quy định nghỉ Tết âm lịch là 5 ngày, có thể là trước hoặc sau Tết. Về thực tiễn thì lịch nghỉ không cố định qua các năm mà xen kẽ ngày cuối tuần thứ bảy, chủ nhật nên phải đưa ra phương án xin ý kiến. Từ đó, chọn phương án tối ưu nhất, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các đối tượng.
Ngoài ra, có những ngày nghỉ tết không trùng vào thứ bảy, chủ nhật nên phải tính toán để các cơ quan nhà nước và doanh nghiệp thuận lợi nhất. Bộ LĐTB&XH không quyết định phương án nào mà đưa ra phương án tối ưu, cụ thể để xin ý kiến các bộ, ngành, đặc biệt là Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Với các doanh nghiệp, phương án mở hơn để doanh nghiệp tùy theo đơn vị sản xuất có tính chất khác nhau, nhiều lao động xa, làm việc đặc thù, có thể quyết định thêm thời gian nghỉ tết. Song, doanh nghiệp phải thông báo trước 30 ngày để người lao động mua vé tàu xe.
Đã chốt lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2024 của công chức, viên chức, cụ thể ra sao? (Hình từ Internet)
Đã chốt lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2024 của công chức, viên chức, cụ thể ra sao?
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Công văn 8662/VPCP-KGVX năm 2023 truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ về việc nghỉ Tết Âm lịch và nghỉ lễ Quốc khánh năm 2024.
Theo đó, Thủ tướng đồng ý với đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc nghỉ Tết Âm lịch từ ngày 8/2/2024 đến hết ngày 14/2/2024.
Căn cứ khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ lễ, tết như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
...
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
...
Và tại khoản 3 Điều 111 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Nghỉ hằng tuần
...
3. Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 của Bộ luật này thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.
Như vậy, cán bộ, công chức, viên chức sẽ được nghỉ Tết Nguyên đán 2024 tổng cộng 7 ngày, từ 29 tháng Chạp năm Quý Mão đến hết mồng 5 tháng Giêng năm Giáp Thìn, tức 08/02/2024 đến hết 14/02/2024 dương lịch (trong đó, có 05 ngày nghỉ theo quy định và 02 ngày nghỉ bù bởi lịch nghỉ Tết Âm lịch 2024 có hai ngày thứ Bảy, Chủ nhật là ngày nghỉ hằng tuần).
Cụ thể, lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2024 của công chức, viên chức sẽ rơi vào các ngày:
- 29 Tết: rơi vào thứ Năm ngày 08/02/2024 dương lịch.
- 30 Tết: rơi vào thứ Sáu ngày 09/02/2024 dương lịch.
- Mùng 1 Tết: rơi vào thứ bảy ngày 10/02/2024 dương lịch.
- Mùng 2 Tết: rơi vào Chủ nhật ngày 11/02/2024 dương lịch.
- Mùng 3 Tết: rơi vào thứ hai ngày 12/02/2024 dương lịch.
- Mùng 4 Tết: rơi vào thứ ba ngày 13/02/2024 dương lịch.
- Mùng 5 Tết: rơi vào thứ tư ngày 14/02/2024 dương lịch.
Công chức, viên chức có nhu cầu đi làm vào ngày lễ Tết Nguyên đán thì sẽ được trả lương như thế nào?
Tại khoản 2 Điều 8 Nghị định 204/2004/NĐ-CP quy định như sau:
Chế độ trả lương
…
2. Chế độ trả lương làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ đối với cán bộ, công chức, viên chức thực hiện theo quy định của Bộ luật Lao động.
Cán bộ, công chức, viên chức thực hiện chế độ trực 12giờ/24giờ hoặc 24giờ/24giờ được thực hiện chế độ trả lương hoặc phụ cấp đặc thù do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quy định.
...
Như vậy, khi công chức, viên chức làm việc thêm giờ thì chế độ trả lương sẽ thực hiện theo quy định của Bộ luật Lao động hiện hành.
Tại Điều 98 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm
1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
2. Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Theo đó, công chức, viên chức đi làm vào ngày lễ Tết Nguyên đán thì được hưởng mức lương như sau:
- Làm việc vào ban ngày: Nhận ít nhất 400% lương.
- Làm việc vào ban đêm: Nhận ít nhất 490% lương.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Quyết định mới của Thủ tướng Chính phủ về cải cách tiền lương toàn bộ cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang dự toán ngân sách như thế nào?
- Chính thức hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo cho cán bộ công chức viên chức và LLVT chuyển xếp lương ra sao?
- Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2025, lịch nghỉ tết Âm lịch 2025 chính thức của người lao động do Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể thế nào?
- Chính thức quyết định thưởng Tết 2025 cho người lao động của doanh nghiệp sẽ căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc đúng không?