Cuộc họp kiểm điểm công chức, viên chức Bộ Tài chính vi phạm pháp luật chỉ được tiến hành khi nào?
Cuộc họp kiểm điểm công chức, viên chức Bộ Tài chính vi phạm pháp luật chỉ được tiến hành khi nào?
Căn cứ theo Điều 5 Quy định về việc xem xét, xử lý kỷ luật đối với công chức, viên chức tại các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 531/QĐ-BTC năm 2015 thì việc tổ chức cuộc họp kiểm điểm nhằm mục đích để công chức, viên chức vi phạm tự kiểm điểm và nhận hình thức kỷ luật trước tập thể (kể cả trường hợp có thành lập Hội đồng kỷ luật và không thành lập Hội đồng kỷ luật).
Và theo Điều 6 Quy định về việc xem xét, xử lý kỷ luật đối với công chức, viên chức tại các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 531/QĐ-BTC năm 2015 có quy định về nguyên tắc họp kiểm điểm như sau:
Nguyên tắc họp kiểm điểm
1. Cuộc họp kiểm điểm chỉ được tiến hành khi có trên 2/3 thành phần triệu tập theo quy định tham dự cuộc họp (không bao gồm đại biểu mời).
2. Tại các cuộc họp kiểm điểm, người chủ trì có trách nhiệm giới thiệu thư ký cuộc họp và biểu quyết thông qua tại cuộc họp để ghi biên bản nội dung cuộc họp. Biên bản cuộc họp, trong đó phải kết luận được hành vi vi phạm, có kiến nghị áp dụng hình thức kỷ luật tương ứng với hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật, đối với người vi phạm và phải được thông qua tại cuộc họp trước khi kết thúc.
Biên bản và các tài liệu liên quan của cuộc họp kiểm điểm phải được tổng hợp gửi Chủ tịch Hội đồng kỷ luật (trường hợp có Hội đồng kỷ luật) hoặc kèm theo tờ trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định hình thức xử lý kỷ luật (trường hợp không có Hội đồng kỷ luật) trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc cuộc họp.
Như vậy, cuộc họp kiểm điểm công chức, viên chức Bộ Tài chính vi phạm pháp luật chỉ được tiến hành khi có trên 2/3 thành phần triệu tập theo quy định tham dự cuộc họp (không bao gồm đại biểu mời).
Lưu ý: Thành phần triệu tập theo quy định tham dự cuộc họp nêu trên không bao gồm đại biểu mời.
Cuộc họp kiểm điểm công chức, viên chức Bộ Tài chính vi phạm pháp luật chỉ được tiến hành khi nào? (Hình từ Internet)
Thành phần cuộc họp kiểm điểm xử lý kỷ luật đối với công chức, viên chức Bộ Tài chính gồm những ai?
Thành phần cuộc họp kiểm điểm xử lý kỷ luật đối với công chức, viên chức thuộc Bộ Tài chính được quy định chi tiết tại Điều 7 Quy định về việc xem xét, xử lý kỷ luật đối với công chức, viên chức tại các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 531/QĐ-BTC năm 2015 như sau:
(1) Đối với người vi phạm không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
- Người vi phạm thuộc đơn vị sử dụng công chức, viên chức không có đơn vị công tác cấu thành; những đơn vị có biên chế ít, như Kho bạc Nhà nước quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Chi cục Dự trữ Nhà nước; Khoa thuộc đơn vị sự nghiệp: Lãnh đạo đơn vị triệu tập và chủ trì cuộc họp với thành phần gồm toàn thể công chức, viên chức trong đơn vị.
- Người vi phạm thuộc đơn vị sử dụng công chức, viên chức có đơn vị công tác cấu thành: Lãnh đạo đơn vị triệu tập và chủ trì 02 cuộc họp sau đây:
Cuộc họp thứ nhất: Thành phần gồm toàn thể công chức, viên chức tại đơn vị công tác cấu thành, nơi người vi phạm đang công tác;
Cuộc họp thứ hai: Thành phần gồm đại diện Lãnh đạo đơn vị, đại diện cấp Ủy và đại diện Ban chấp hành Công đoàn của đơn vị.
(2) Đối với người vi phạm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
Tại cơ quan Bộ Tài chính
- Trường hợp, người vi phạm là Lãnh đạo Vụ: Chủ trì cuộc họp là Lãnh đạo Bộ; thành phần cuộc họp gồm:
+ Đối với đơn vị có đơn vị công tác cấu thành: Cán bộ chủ chốt của Vụ, trưởng Đơn vị sự nghiệp trực thuộc (nếu có);
+ Đối với đơn vị không có đơn vị công tác cấu thành: Toàn thể công chức của Vụ.
- Trường hợp người vi phạm là Lãnh đạo Phòng (kể cả Lãnh đạo Đơn vị sự nghiệp thuộc Cục, Vụ): Chủ trì cuộc họp là Lãnh đạo Vụ; thành phần cuộc họp gồm toàn thể công chức của Phòng có người vi phạm (toàn thể viên chức trong Đơn vị sự nghiệp thuộc Cục).
Đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tài chính
- Trường hợp người vi phạm là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu Đơn vị sự nghiệp (ĐVSN): Chủ trì cuộc họp là Lãnh đạo Bộ; thành phần cuộc họp gồm toàn thể cán bộ chủ chốt của Đơn vị, các trưởng Chi nhánh hoặc Văn phòng đại diện (nếu có).
- Trường hợp người vi phạm là Lãnh đạo Phòng và tương đương thuộc Đơn vị sự nghiệp: Chủ trì cuộc họp là Lãnh đạo ĐVSN; thành phần cuộc họp gồm toàn thể viên chức thuộc Phòng và tương đương;
Tại cơ quan Tổng cục
- Trường hợp người vi phạm là Lãnh đạo Tổng cục: Chủ trì cuộc họp là Lãnh đạo Bộ; thành phần cuộc họp gồm toàn thể cán bộ chủ chốt của cơ quan Tổng cục, Người đứng đầu Đơn vị sự nghiệp thuộc Tổng cục, Cục trưởng địa phương.
- Trường hợp người vi phạm là Lãnh đạo Vụ thuộc Tổng cục: Chủ trì cuộc họp là Lãnh đạo Tổng cục; thành phần cuộc họp gồm toàn thể công chức thuộc Vụ (đối với Vụ không có phòng); toàn thể cán bộ chủ chốt của Vụ (đối với Vụ có Phòng).
- Trường hợp người vi phạm là Lãnh đạo Phòng thuộc Vụ: Chủ trì cuộc họp là Lãnh đạo Vụ; thành phần cuộc họp gồm toàn thể công chức thuộc Phòng có người vi phạm.
Tại Đơn vị sự nghiệp thuộc Tổng cục
- Trường hợp người vi phạm là Người đứng đầu đơn vị: Chủ trì cuộc họp là Lãnh đạo Tổng cục; thành phần cuộc họp gồm toàn thể cán bộ chủ chốt của đơn vị (đối với Đơn vị có 01 địa điểm làm việc tập trung); toàn thể cán bộ chủ chốt của đơn vị tại trụ sở chính và trưởng Chi nhánh hoặc Văn phòng đại diện trực thuộc (đối với Đơn vị có địa điểm làm việc không tập trung, có các Chi nhánh hoặc Văn phòng đại diện tại các địa phương khác).
- Trường hợp người vi phạm là cấp Phó của Người đứng đầu Đơn vị sự nghiệp: Chủ trì cuộc họp là Người đứng đầu Đơn vị sự nghiệp; thành phần cuộc họp như đối với người vi phạm là Người đứng đầu Đơn vị sự nghiệp.
- Trường hợp người vi phạm là Lãnh đạo Phòng thuộc Đơn vị sự nghiệp thuộc Tổng cục: Chủ trì cuộc họp là Lãnh đạo Đơn vị sự nghiệp; thành phần cuộc họp gồm toàn thể viên chức thuộc Phòng có người vi phạm.
Tại Cục địa phương
- Trường hợp người vi phạm là Lãnh đạo Cục: Chủ trì cuộc họp là Lãnh đạo Tổng cục; thành phần cuộc họp gồm toàn thể cán bộ chủ chốt của cơ quan Cục và Trưởng các Chi cục.
- Trường hợp người vi phạm là Lãnh đạo Phòng và tương đương thuộc Cục: Chủ trì cuộc họp là Lãnh đạo Cục; thành phần cuộc họp gồm toàn thể công chức thuộc Phòng có người vi phạm.
- Trường hợp người vi phạm là Lãnh đạo Chi cục: Chủ trì cuộc họp là Lãnh đạo Cục; thành phần cuộc họp gồm toàn thể cán bộ chủ chốt của Chi cục (đối với Chi cục có từ 50 công chức trở lên), toàn thể công chức thuộc Chi cục (đối với Chi cục có dưới 50 công chức).
- Trường hợp người vi phạm là Lãnh đạo Đội và tương đương thuộc Chi cục: Chủ trì cuộc họp là Lãnh đạo Chi cục; thành phần cuộc họp gồm toàn thể công chức thuộc Đội và tương đương có người vi phạm.
Thời hiệu xử lý kỷ luật công chức, viên chức Bộ Tài chính là bao lâu?
Căn cứ Điều 3 Quy định về việc xem xét, xử lý kỷ luật đối với công chức, viên chức tại các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 531/QĐ-BTC năm 2015 quy định về thời hiệu xử lý kỷ luật như sau:
Thời hiệu xử lý kỷ luật
1. Thời hiệu xử lý kỷ luật là 24 tháng kể từ thời điểm người vi phạm có hành vi vi phạm cho đến thời điểm Người đứng đầu đơn vị có thẩm quyền ra thông báo bằng văn bản về việc xem xét, xử lý kỷ luật.
2. Các căn cứ để ra thông báo được quy định cụ thể như sau:
a) Đối với các trường hợp đã có kết luận của các cơ quan chức năng có thẩm quyền (như Thanh tra, Kiểm tra, Cơ quan điều tra, Bản án có hiệu lực của Tòa án...) về hành vi của người vi phạm, nếu còn thời hiệu thì Thủ trưởng đơn vị có thẩm quyền ra thông báo bằng văn bản về việc xem xét, xử lý kỷ luật;
...
Như vậy, thời hiệu xử lý kỷ luật công chức, viên chức Bộ Tài chính là 24 tháng kể từ thời điểm người vi phạm có hành vi vi phạm cho đến thời điểm Người đứng đầu đơn vị có thẩm quyền ra thông báo bằng văn bản về việc xem xét, xử lý kỷ luật.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Chính thức hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo cho cán bộ công chức viên chức và LLVT chuyển xếp lương ra sao?
- Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2025, lịch nghỉ tết Âm lịch 2025 chính thức của người lao động do Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể thế nào?
- Năm 2025, tăng lương giáo viên các cấp được Chính phủ đề xuất khi tình hình kinh tế xã hội thuận lợi và cân đối được nguồn có đúng không?
- Năm 2025, điều chỉnh tăng lương hưu người lao động khu vực doanh nghiệp và khu vực công sẽ được Chính phủ đề xuất trong trường hợp thế nào?